Bệnh rò hậu môn là bệnh gây ra do nhiễm trùng ở tuyến hậu môn và phá miệng ra da vùng cạnh hậu môn. Bệnh hay gặp ở tuổi từ 20 – 40 tuổi, gây nhiều phiền phức, dễ tái phát và có thể có biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Bệnh rò hậu môn dễ tái phát và có thể có biến chứng
1. Nguyên nhân gây rò hậu môn
Bệnh rò hậu môn thường là do vi khuẩn, trực khuẩn, liên cầu, vi nấm gây ra như:
- Vi khuẩn E. Coli, trực khuẩn mủ xanh (P. aerruginosa). Đây là các loại vi khuẩn có mặt thường xuyên trong đại tràng và liên tục được đào thải ra ngoài theo phân, vì vậy, rất dễ nhiễm các tuyến hậu môn.
- Vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus), liên cầu (Streptococcus), vi nấm và đặc biệt nhất là vi khuẩn lao
Ngoài ra rò hậu môn còn do một số nguyên nhân khác ít gặp hơn như: rò bẩm sinh, ung thư bạch huyết, ung thư vùng hậu môn, trực tràng, sau chấn thương do đụng đập vùng tầng sinh môn – trực tràng hoặc do phẫu thuật tiền liệt tuyến (nam giới), cắt tầng sinh môn lúc sinh đẻ (nữ giới), mổ trĩ hoặc do chiếu xạ vùng chậu…
2. Triệu chứng của bệnh
Thông thường khi bị rò hậu môn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng:
- Đau tức rất khó chịu ở vùng hậu môn khiến bạn không thể đi nhanh, ngồi lâu và ngồi thẳng được
- Xuất hiện mủ chảy ra ở một lỗ ở tầng sinh môn. Quan sát sẽ thấy có một mụn mủ nổi lên cạnh hậu môn, trên mặt mụn mủ có một nốt, nếu nặn sẽ có ít giọt mủ chảy ra.
Bệnh thường gây đau tức ở vùng hậu môn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh
3. Chẩn đoán bệnh rò hậu môn
Ngoài việc khám lâm sàng, nội soi hậu môn có thể chụp X-quang đường rò có cản quang tan trong nước ở tư thế thẳng nghiêng hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng tầng sinh môn để xác định rõ đường rò.
Người bệnh được chỉ định siêu âm hậu môn với đầu dò đặt trong lòng hậu môn. Qua siêu âm hậu môn bằng đầu dò sẽ giúp đánh giá và phát hiện các ổ áp-xe, các đường rò giữa cơ thắt và xuyên cơ thắt.
Người bệnh cần tìm đến các bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi cùng trang thiết bị y tế hiện đại để làm các xét nghiệm, kiểm tra cụ thể nhằm chẩn đoán đúng bệnh.
4. Nguyên tắc điều trị
Tìm hiểu thêm: Nên uống Vitamin E vào thời điểm nào trong ngày?
>>>>>Xem thêm: Ăn gì để tăng cường trí nhớ và cải thiện sự tập trung?
Nhiều người bệnh tìm đến Bệnh viện Thu Cúc để được thăm khám và chẩn đoán điều trị sớm bệnh (nếu có)
Điều trị rò hậu môn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người (đang viêm, áp-xe hay đã rò hậu môn). Nếu có áp-xe cạnh hậu môn kèm theo thì cần rạch tháo mủ và nạo vét sạch đường rò.
Nếu đã bị rò hậu môn thì cần phẫu thuật mổ rò hậu môn. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần chú ý tới việc đi lại, không nên mặc quần lót, nên mặc quần cần rộng rãi càng tốt và thông thoáng để vết thương chóng lành.