Bệnh rối loạn nhịp tim và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh rối loạn nhịp tim có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy, công tác phòng ngừa bệnh rối loạn nhịp tim có vai trò rất quan trọng.

Bạn đang đọc: Bệnh rối loạn nhịp tim và cách phòng ngừa hiệu quả


Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhịp tim, giúp bạn đọc tránh hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa mầm bệnh:

1. Thế nào là bệnh rối loạn nhịp tim?

Bệnh rối loạn nhịp tim xảy ra khi các xung điện trong trái tim, phối hợp nhịp tim không hoạt động đúng, làm trái tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc đột xuất. Rối loạn nhịp tim gồm nhiều chứng: nhịp tim đập chậm, nhịp tim đập nhanh, nhịp tim sớm.

Rối loạn nhịp tim thường có các triệu chứng như: Cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh hoặc không đều, đánh trống ngực… Tuy nhiên, nhiều trường hợp lại không có biểu hiện cụ thể. Chứng rối loạn nhịp gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Nhiều ca bệnh phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu. 

Bệnh rối loạn nhịp tim và cách phòng ngừa hiệu quả

Rối loạn nhịp tim gây nên tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp

Bệnh có thể được phát hiện thông qua kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc qua khám chuyên khoa. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Những người mắc các bệnh nền như: tiểu đường, tăng huyết áp hoặc bị bệnh rung nhĩ vì tai biến mạch máu não cũng là đối tượng của bệnh lý này. 

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhịp tim

2.1. Tuổi

Sự lão hóa của cơ thể với tuổi tác không loại trừ sức khỏe tim mạch. Cùng với tuổi tác cơ tim tự nhiên làm suy yếu và mất đi một số thuộc tính linh hoạt của nó. Điều này ảnh hưởng đến cách xung điện được thực hiện.

2.2. Di truyền

Sinh ra với một trái tim bất thường có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.
Mắc các bệnh về tim mạch như động mạch vành, hẹp động mạch tim, đau tim, van bất thường, bệnh cơ tim, người đã từng phẫu thuật tim,…vv.

2.3. Cao huyết áp

Người bị chứng cao huyết áp làm tăng nguy cơ phát triển bệnh mạch vành. Nó cũng có thể gây ra các thành của tâm thất trái dày lên, có thể thay đổi xung điện đi qua trái tim.

2.4 Béo phì

Béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đồng thời đây cũng là lý do làm phát triển một chứng loạn nhịp tim.

Tìm hiểu thêm: Thiểu năng vành là gì? Cách chẩn đoán và điều trị 

Bệnh rối loạn nhịp tim và cách phòng ngừa hiệu quả

Béo phì làm tăng hàm lượng cholesterol và có thể gây tăng huyết áp

2.5. Bệnh tiểu đường

Bệnh mạch vành và chứng cao huyết áp là nguyên nhân làm khó kiểm soát lượng đường trong máu. Ngược lại bệnh tiểu đường (hạ đường huyết) lại có thể gây ra một chứng loạn nhịp tim.

2.6. Thói quen sinh hoạt

Uống rượu quá nhiều có thể ảnh hưởng đến các xung điện trong trái tim hoặc tăng cơ hội phát triển rung tâm nhĩ.
Sử dụng Caffeine, hút thuốc lá : Caffeine, nicotine và các chất kích thích khác có thể làm cho tim đập nhanh hơn và có thể đóng góp vào sự phát triển của nhiều chứng loạn nhịp tim nghiêm trọng.

3. Cách phòng ngừa rối loạn nhịp tim

Hầu hết mỗi người đều có thể gặp hiện tượng rối loạn nhịp tim vào một thời điểm nhất định nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên nếu hiện tượng này thường xuyên và kéo dài có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý về tim mạch nguy hiểm. 

Vì vậy, khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và một trái tim khỏe mạnh. Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đáp ứng tốt các trang thiết bị máy móc hiện đại, để được chẩn đoán bệnh chính xác.

Bệnh rối loạn nhịp tim và cách phòng ngừa hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Nhồi máu cơ tim và đột quỵ tai biến mạch máu não

Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các mầm bệnh nguy hiểm

Đồng thời, bạn nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống đủ dinh dưỡng để phòng và điều trị bệnh tốt hơn. Dưới đây là một số gợi ý của các chuyên gia y tế về cách phòng bệnh rối loạn nhịp tim:

3.1. Thực phẩm nên sử dụng

Bạn nên ăn tăng cường rau, củ, quả, các loại trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt và thịt gia cầm bỏ da. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại đậu và các sản phẩm không chứa chất béo.

3.2. Thực phẩm cần hạn chế

Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Đó là lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ. Nên cắt giảm lượng muối và đường.  

3.3. Tập luyện hằng ngày 

Bạn nên dành thời gian tập luyện thể dục thể thao hằng ngày. Các bài tập cần phù với tình trạng sức khỏe. Không tập quá lâu hoặc quá sức cho phép.  

3.4. Thay đổi lối sống

Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên ngừng hút thuốc và tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc. Không để xảy ra tình trạng thừa cân, béo phì vì sẽ gây tăng cholesterol và huyết áp. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức. 

Trong trường hợp nhịp tim tăng nhanh hoặc có cảm giác chóng mặt, choáng váng… bạn nên dừng các hoạt động và nghỉ ngay tại chỗ. Học thêm một số phương pháp kiểm soát hơi thở và nhịp tim cũng là cách để bảo vệ trái tim khỏe mạnh.

Điều quan trọng nhất trong các biện pháp phòng ngừa bệnh rối loạn nhịp tim đó là: kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát tim mạch 6 tháng hoặc ít nhất là 1 năm/1 lần. Thông qua đó, bạn có thể phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn. Đồng thời, bạn cũng nên học cách kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol trong cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *