Rối loạn chức năng tiền đình khiến người bệnh có cảm giác chóng mặt. Mọi thứ xung quanh như đang quay, lắc lư, nghiêng, nhào lộn, khiến người bệnh choáng váng, mất phương hướng, dẫn tới khó giữ thăng bằng và dễ bị té ngã. Cùng tìm hiểu bị rối loạn tiền đình điều trị như thế nào ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bệnh rối loạn tiền đình điều trị như thế nào?
1. Hiểu về rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Hội chứng tiền đình được chia thành: Hội chứng tiền đình trung ương và hội chứng tiền đình ngoại biên dựa vào vị trí giải phẫu.
Tiền đình ngoại biên khi có tổn thương ở khu vực tai trong, nhân và dây tiền đình. Tổn thương tiền đình trung ương khi tổn thương các đường dẫn truyền tiền đình đi tới nhân tiền đình tại thân não.
Cấu tạo hệ thống tiền đình.
2. Tóm gọn biểu hiện rối loạn tiền đình
Triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiền đình đó là chóng mặt. Người bệnh có cảm giác mọi thứ xung quanh như xoay vòng (mọi vật xung quanh quay quanh người bệnh). Hay có cảm giác bị nghiêng hoặc lắc lư. Mất thăng bằng.
Những cảm giác này có thể đến và đi, kéo dài trong vài giây, phút, giờ hoặc ngày. Người bệnh có thể cảm thấy nặng hơn khi di chuyển đầu, thay đổi vị trí, ho hoặc hắt hơi.
Ngoài ra, người bị rối loạn tiền đình còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác như:
– Buồn nôn hoặc nôn.
– Đau đầu hoặc nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.
– Nhìn đôi, khó nói hoặc nuốt, hoặc yếu.
– Khó thở, đổ mồ hôi hoặc nhịp tim đập nhanh.
Tìm hiểu thêm: Thiếu máu não chóng mặt: Người trẻ chớ nên chủ quan
Triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiền đình đó là chóng mặt, mất thăng bằng.
3. Chẩn đoán
3.1 Lâm sàng
– Chóng mặt : Người bệnh có cảm giác đồ vật xung quanh quay tròn. Thường kèm theo các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật nhƣ buồn nôn, vã mồ hôi, cảm giác sợ ngã, thường cảm giác quay rất mạnh, đặc biệt khó chịu.
– Mất thăng bằng:
+ Có thể rất nặng: bệnh nhân không thể đứng được thường gặp trong giai đoạn đầu của hội chứng tiền đình ngoại biên.
+ Có thể ở mức độ vừa phải được phát hiện thông qua các nghiệm pháp khám : Dấu hiệu Romberg, bước đi hình sao..
– Rung giật nhãn cầu: Đây cũng được xem là biểu hiện đặc trưng của rối loạn tiền đình chỉ sau triệu chứng chóng mặt. Đây là một vận động tự động của cả hai nhãn cầu. Đặc trưng bởi sự xuất hiện liên tục có nhịp, khá đều đặn và sự liên tục thay đổi hướng của sự chuyển động xen kẽ nhau…
3.2 Cận lâm sàng
– Thực hiện các xét nghiệm cơ bản.
– Chụp X-quang cột sống cổ đánh giá hẹp khe khớp.
– Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống: để xác định mảng xơ vữa, bóc tách động mạch gây hẹp mạch, tắc mạch…
– Chụp CT-Scaner sọ não, tìm các tổn thương.
>>>>>Xem thêm: Thiếu máu não nên uống thuốc gì để cải thiện sức khỏe?
Khám lâm sàng chứng rối loạn tiền đình với chuyên gia.
4. Nguyên tắc điều trị rối loạn tiền đình
Nguyên tắc điều trị là tùy thuộc vào nguyên nhân, quan trọng nhất là xử trí những cơn chóng mặt cấp. Bởi cơn chóng mặt cấp có thể xảy ra bất ngờ khi người bệnh đang làm việc, học tập, nghỉ ngơi, tham gia giao thông,… .
5. Rối loạn tiền đình điều trị như thế nào? Phương pháp Nội khoa
Điều trị rối loạn tiền đình hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa là chính.
Cần điều trị triệu chứng chóng mặt cấp: Mục đích để giảm triệu chứng và giúp phục hồi nhanh chóng sức khỏe cho người bệnh.
Một số loại thuốc có thể sử dụng gồm:
– Thuốc kháng histamin
– Thuốc chống nôn – buồn nôn
– Thuốc an thần
5.1 Cơn chóng mặt kịch phát – Rối loạn tiền đình điều trị như thế nào?
– Tránh các kích thích tâm lý, tránh di chuyển người bệnh, thay đổi tư thế đột ngột, nơi ồn ào nhiều ánh sáng, tránh tắm lạnh.
– Chế độ ăn cần lưu ý tránh các loại thức ăn như socola, lạp xưởng, xúc xích, mì chính, tránh uống rượu, cocacola, café.
– Thuốc
5.2 Điều trị nguyên nhân – Rối loạn tiền đình điều trị như thế nào?
Còn phụ thuộc vào nguyên nhân chóng mặt là gì mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị sao cho thích hợp.
– Để điều trị cơn chóng mặt kịch phát lành tính thì điều trị bảo tồn là chủ yếu. Dùng phương pháp tác động để đưa thạch nhĩ lạc chỗ về vị trí ban đầu. Hoặc phẫu thuật bít lấp ống bán khuyên sau không cho thạch nhĩ rơi vào vùng này. Phương pháp này thường được sư dụng nếu điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả.
– Điều trị nguyên nhân nhiễm độc: dừng ngay các tác nhân gây nhiễm độc, huyết thanh ngọt ưu trương (Glucose 30%) tiêm truyền tĩnh mạch. Bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc steroid, lợi tiểu, thuốc phục hồi tế bào thần kinh tiền đình.
– Nếu rối loạn tiền đình do dò ngoại dịch tai trong do chấn thương, thì phẫu thuật bít lấp đường rò được cân nhắc thực hiện.
– Viêm tai trong có mủ: tai trong ứ mủ gây tổn thương có thể dẫn tới rối loạn tiền đình. Bác sĩ sẽ cân nhắc khoét mê nhĩ kết hợp kháng sinh liều cao.
– Viêm tai giữa: nếu do viêm tai giữa thì phẫu thuật giải quyết bệnh, tích viêm kết hợp bít lấp rò ống bán khuyên sẽ được cân nhắc thực hiện.
6. Rối loạn tiền đình điều trị như thế nào? Phương pháp Ngoại khoa
Phẫu thuật thần kinh sọ não nếu rối loạn tiền đình do nguyên nhân ở não (rối loạn tiền đình trung ương): phình mạch, mảng vôi hóa thành mạch hoặc thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép động mạch đốt sống…
Phẫu thuật thuộc phạm vi tai mũi họng, cắt dây thần kinh tiền đình, phẫu thuật hủy diệt mê nhĩ.
Ngoài ra, theo y học cổ truyền hội chứng tiền đình thuộc phạm vi chứng huyễn vựng. Một số nơi áp dụng phương pháp điện nhĩ châm.
Cụ thể như sau:
Sát trùng vùng loa tai, xác định vùng huyệt định châm. Châm kim nhanh qua da, đẩy kim từ từ theo hướng đã định đến khi đạt “Đắc khí”, tránh châm xuyên qua sụn. Sau đó kích thích huyệt bằng máy điện châm. Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ – tả của máy điện châm
– Tần số đặt tần số cố định Tần số tả từ 5 – 10Hz, Tần số bổ từ 1 – 3Hz.
– Cường độ nâng dần Cường độ từ 0 đến 50 microAmpe (tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh). Thời gian 20- 30 phút cho một lần điện nhĩ châm. Sau đó, rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.
Liệu trình điều trị:
– Điện nhĩ châm một lần/ngày
– Một liệu trình điều trị từ 10 – 15 lần.
Hội chứng tiền đình là bệnh lý thường gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở lứa tuổi trung niên trở lên. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau
như cao huyết áp, xơ cứng động mạch, thoái hóa đốt sống cổ, bệnh lý ở tai trong, bệnh ở não… Điều trị rối loạn tiền đình, bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa Nội thần kinh và chuyên khoa Tai mũi họng để được thăm khám và điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.