Sa trực tràng là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp, gây nhiều bát tiện và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy, bệnh sa trực tràng là gì? Bài viết dưới đây là những thông tin cần biết về bệnh sa trực tràng.
Bạn đang đọc: Bệnh sa trực tràng là gì?
Bệnh sa trực tràng là gì?
Bệnh sa trực tràng là gì? Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài thông qua lỗ hậu môn.
Đoạn trực tràng sa ra ngoài bao gồm tất cả các lớp của thành trực tràng hoặc chỉ có niêm mạc trực tràng hoặc cả trực tràng và hậu môn hoặc chỉ có hậu môn sa ra ngoài.
Hầu hết các trường hợp sa trực tràng là lành tính, không có diễn biến phức tạp và không có biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, sa trực tràng gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt thường ngày, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, học tập, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân gây sa trực tràng
Sa trực tràng do rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến các nguyên nhân như:
- Do giải phẫu.
- Do đáy chậu bị khiếm khuyết.
- Do giảm áp lực của cơ thắt, giảm cảm giác trực tràng, mất phản xạ trực tràng.
- Do thiếu độ cong của xương cùng.
- Do độ gấp góc bóng trực tràng – ống hậu môn không đủ.
- Do van trực tràng kém phát triển.
- Sa trực tràng do thói quen sinh hoạt.
- Thiếu cân nặng do ăn uống không đầy đủ.
- Táo bón kinh niên (hơn 50% bệnh nhân sa trực tràng là do táo bón)…
Phòng tránh trực tràng bằng cách nào?
Bệnh sa trực tràng tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại đem đến rất nhiều phiền toái, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, cần làm gì để phòng tránh sa trực tràng?
Để phòng tránh sa trực tràng, cần:
Tìm hiểu thêm: Một số biến chứng cần lưu ý khi mổ viêm ruột thừa
>>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh xì hơi nhiều hiệu quả nhanh
- Tránh táo bón: Táo bón là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sa trực tràng. Để tránh bị táo bón, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau của quả và trái cây để bổ sung chất xơ cho cơ thể, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, vận động thường xuyên…
- Tránh tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy kéo dài có thể ảnh hưởng đến hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi cho sa trực tràng. Do đó, khi bị tiêu chảy, bạn cần phải điều trị ngay, tránh để tình trạng tiêu chảy kéo dài.
- Đại tiện đúng cách, tốt nhất nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, tư thế ngồi đúng, tránh rặn mạnh trong quá trình đại tiện, không nên ngồi đại tiện quá lâu…
- Vận động thường xuyên và hợp lý giúp các khối sa hoạt động linh hoạt và đúng vị trí. Mỗi ngày nên dành từ 30-45 phút để tập thể dục.
- Khi có hiện tượng sa trực tràng, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được tư vấn điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.