Bệnh sỏi bàng quang kiêng ăn gì?

Sỏi bàng quang chiếm tỷ lệ khoảng 1/3 tổng số ca sỏi đường tiết niệu, là loại bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn là nữ giới, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Không thể phủ nhận, chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh sỏi bàng quang. Vậy, bệnh sỏi bàng quang kiêng ăn gì? để hỗ trợ cho việc chữa bệnh đồng thời ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bạn đang đọc: Bệnh sỏi bàng quang kiêng ăn gì?

Sỏi bàng quang được hình thành bởi sự tích tụ của các khoáng chất. Sỏi bàng quang khá đa dạng, có thể là từ sỏi thận, sỏi niệu quản (hoặc cả hai) rơi xuống. Khi sỏi xuống bàng quang, trường hợp sỏi nhỏ, có thể được đào thải ra ngoài theo đường tiểu; nhưng với những viên sỏi lớn hơn, chúng nằm tại bàng quang, lâu ngày tích tụ lớn dần do các cặn sỏi có sẵn trong bàng quang tiếp tục bám vào gây nên các cơn đau khó chịu.

Bệnh sỏi bàng quang kiêng ăn gì?

Muối và canxi

Ăn nhiều muối không những gây hại cho thận, mà có ảnh hưởng không nhỏ tới người có bệnh sỏi bàng quang. Cùng với đó, việc tiêu thụ thực phẩm chứa canxi, có thể là tiền đề để những viên sỏi bàng quang phát triển và tích tụ nhiều hơn.

Bệnh sỏi bàng quang kiêng ăn gì?
Lượng muối ăn trung bình không nên quá 6g/ngày.

Lượng muối ăn hàng ngày, trung bình không nên quá 6g/ngày.

Đường

Đường sẽ làm cơ thể phát sinh lượng chất oxalat. Chính vì vậy, không nên cho quá nhiều đường vào đồ ăn để tránh nguy cơ bị sỏi bàng quang.

Thực phẩm chứa axit và vitamin C

Bệnh sỏi bàng quang kiêng ăn gì?
Thực phẩm chứa quá nhiều vitamin C có thể biến đổi thành oxalate có trong thận, dẫn tới sự hình thành, và phát triển ngoài mong muốn của sỏi bàng quang.

Thực phẩm chứa quá nhiều vitamin C có thể biến đổi bệnh sỏi bàng quang thành oxalate. Oxalat và canxi có trong thận có thể dẫn tới sự hình thành, và phát triển ngoài mong muốn của sỏi bàng quang.

Những thực phẩm chứa nhiều oxalat như: khoai lang, rau cải, nho, quýt, nước trà. Hạn chế sử dụng những thực phẩm trên, bạn đã hạn chế nguy cơ bị sỏi bàng quang.

Còn axit thì đương nhiên không tốt chút nào, nó sẽ khiến tình trạng viêm đau càng thêm trầm trọng.

Hạn chế protein động vật

Tìm hiểu thêm: Những cách chữa sỏi niệu quản hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh sỏi bàng quang kiêng ăn gì?
Ăn quá nhiều protein động vật sẽ không có lợi cho bệnh nhân sỏi bàng quang.

Protein là chất cần thiết để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh, nhưng cần hạn chế mức tối đa lượng chất này, sẽ tốt cho người bị sỏi bàng quang.

Ngoài ra, một số thực phẩm người bệnh sỏi bàng quang nên kiêng như:

  • Cà phê, nước ngọt có ga, rượu bia…
  • Các món chiên xào, món nướng…
  • Đồ ăn cay nóng kích ứng
  • Bánh kẹo, socola, đồ ăn sẵn…
  • Gia vị kích thích như tiêu, ớt, mù tạt…
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn, đồ uống có chứa nhiều caffeine.

Biến chứng nguy hiểm của sỏi bàng quang nếu không được điều trị kịp thời?

Sỏi bàng quang nếu không được thăm khám phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời sỏi ở lâu tại bàng quang sẽ gây tổn thương niêm mạc của bàng quang, do lượng nước tiểu thay đổi liên tục (trước và sau khi đi tiểu). Cũng như sự co bóp của thành bàng quang, sẽ khiến các viên sỏi cọ xát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, chảy máu dẫn đến các biến chứng viêm bàng quang.

Không chỉ dẫn đến viêm bàng quang mạn tính mà còn có thể khiến teo bàng quang, hoặc rò bàng quang ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Khi bị rò bàng quang, người bệnh cần đặc biệt chú ý, bởi đây là một biến chứng phức tạp vì phần nước tiểu sẽ chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo gây bất tiện trong sinh hoạt, lâu ngày dẫn đến nhiễm khuẩn. Sỏi bàng quang cũng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng, suy thận.

Điều trị sỏi bàng quang như thế nào?

Ngoài chế độ ăn uống, bệnh sỏi bàng quang nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời có thể gây nên biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Việc xảy ra biến chứng khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian và tốn kém, đặc biệt gây nguy hại đến tính mạng của người bệnh.

Nếu là sỏi nhỏ, bệnh nhân có thể uống thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, vận động. Nhưng, chỉ kìm hãm sự phát triển của sỏi, uống thuốc dài ngày làm tăng áp lực giải độc cho gan. Đối với sỏi lớn, trước đây phải mổ mở mới có thể sạch sỏi. Nhưng, phương pháp này, thường gây đau đớn, mất nhiều thời gian để phục hồi.

Bệnh sỏi bàng quang kiêng ăn gì?

>>>>>Xem thêm: Suy thận độ 1 có chữa được không?

Điều trị sỏi bàng quang bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser tại Thu Cúc.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những bệnh viện nổi tiếng khu vực miền Bắc trong điều trị các bệnh lý sỏi thận – tiết niệu hiện nay, được hàng ngàn bệnh nhân và người bệnh tin tưởng, trải nghiệm.

Đối với sỏi bàng quang, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đang điều trị bằng phương pháp tối ưu nhất hiện nay là tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser, chỉ định sỏi bàng quang >1cm và

Đây là phương pháp dùng tia laser để “bắn phá” làm vỡ sỏi thành những viên rất nhỏ, từ đó sỏi sẽ được lấy ra ngoài. Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là phương pháp điều trị đang ngày càng được ưa chuộng, vì không có vết mổ nên không để lại sẹo, thời gian nằm viện ngắn, phục hồi nhanh chóng, giúp loại bỏ hoàn toàn sỏi trong bàng quang.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *