Bệnh sỏi bàng quang kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị sỏi bàng quang như: ảnh hưởng đến kích thước viên sỏi, tác động vào quá trình tán sỏi nhanh hay chậm… Chính vì lẽ đó, người bệnh cần lưu ý sỏi bàng quang kiêng gì để phòng tránh và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bạn đang đọc: Bệnh sỏi bàng quang kiêng gì để nhanh khỏi?

1. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt ảnh hưởng đến người bệnh sỏi bàng quang thế nào?

Sỏi ở bàng quang được hình thành khi những chất cặn, chất độc không đào thải được ra bên ngoài mà lắng đọng lại rồi kết tinh thành các viên sỏi nhỏ tại bàng quang. Bên cạnh đó, sỏi có thể hình thành từ thận sau đó di chuyển từ theo đường nước tiểu xuống bàng quang và kẹt lại ở đó.

Bệnh sỏi bàng quang kiêng gì để nhanh khỏi?

Sỏi bàng quang là sỏi xuất hiện ở bàng quang

Chế độ ăn uống và sinh hoạt của mỗi người là một trong số những nguyên nhân quan trọng tác động đến quá trình hình thành và điều trị sỏi bàng quang. Một chế độ ăn uống đầy đủ chất và sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong điều trị sỏi bàng quang của người bệnh, đặc biệt là một số nguyên tắc sau đây:

– Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng khả năng bài tiết và đào thải chất độc ra ngoài

– Nạp vào cơ thể lượng đồ ăn có thành phần dinh dưỡng cân bằng, không ăn liên tục một thực phẩm trong thời gian dài

– Áp dụng nguyên tắc: Giảm muối, giảm đường, giảm đạm, tăng rau củ

– Tuân thủ theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ điều trị.

2. Bệnh sỏi bàng quang nên kiêng gì để nhanh khỏi

2.1 Sỏi bàng quang kiêng gì – chế độ ăn uống

– Thức ăn chứa nhiều muối và nhiều đường

Đối với những người bị bệnh bàng quang, lượng muối và đường nạp vào cơ thể nên được kiểm soát kĩ. Lượng muối, đường mỗi ngày không nên vượt quá 3g. Bởi Nồng độ natri cao có thể ức chế tái hấp thu canxi ở ống thận, tăng thải trừ canxi vào nước tiểu, tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi. Ngoài ra khi Oxalate kết hợp với Natri trong muối dễ làm tăng kích thước sỏi.

– Thực phẩm chứa lượng Oxalate cao:

Oxalate chính là một trong những yếu tố tích tụ khoáng chất bên trong hệ tiết niệu, trong đó có bàng quang, đây cũng là nguyên nhân hình thành sỏi. Người bệnh nên kiêng thực phẩm có chứa Oxalate như: nội tạng động vật, măng tây, rau muống, củ cải, socola…

Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt đau do sỏi thận và sỏi mật

Bệnh sỏi bàng quang kiêng gì để nhanh khỏi?

Thực phẩm chứa nhiều Oxalat

– Thực phẩm chứa nhiều hàm lượng kali hoặc đạm:

Chất đạm và kali là những chất gia tăng việc tích tụ axit uric ở trong máu. Hai chất này giải phóng axit uric trong thận, bàng quang và tiết niệu. Tích tụ lâu dần sẽ hình thành nên sỏi. Đồng thời, lượng kali trong máu tăng cao sẽ gây áp lực cho thận lớn, suy giảm chức năng đào thải tại thận dẫn đến tạo sỏi và ngăn chặn đào thải sỏi ra khỏi cơ thể.

+ Thực phẩm chứa nhiều kali: Cà chua, dưa hấu, chuối, bơ, đậu…

+ Thực phẩm chứa nhiều đạm: Trứng, cá, thịt đỏ…

– Đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp và đồ ăn nhiều dầu mỡ

Đây là những thực phẩm mà bất cứ ai cũng nên hạn chế sử dụng, không riêng với bệnh nhân đang mắc bệnh sỏi bàng quang. Những loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp và đồ ăn dầu mỡ chứa nhiều chất béo khó hấp thụ và nhiều độc tố dễ tích tụ tại hệ tiết niệu dẫn đến nguy cơ tạo thành sỏi. Do vậy để có được sức khỏe tốt và nhanh khỏi hơn, người bệnh nên hạn chế tối đa nhóm thực phẩm này và nên chế biến thức ăn dạng luộc, hấp.

– Các chất kích thích:

Chất kích thích, đồ uống có cồn được coi là “kẻ thù” của cơ thể con người vì chúng cực kì độc hại và đem lại nhiều nguy cơ mắc bệnh, trong đó có sỏi bàng quang. Nicotine ở trong khói thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ tạo sỏi, tăng kích thước viên sỏi mà còn làm ức chế các kháng sinh tan sỏi cung cấp cho cơ thể.

2.2 Sỏi bàng quang kiêng gì – Kiêng sinh hoạt không lành mạnh

– Nhịn tiểu, đi tiểu chưa dứt cơn

Các khoáng chất trong nước tiểu có thể liên kết với nhau tạo thành sỏi nếu tích tụ trong bàng quang quá lâu. Nhịn tiểu cũng khiến người bị sỏi bàng quang vừa mới điều trị xong không đẩy được vụn sỏi ra ngoài gây buốt, khó chịu. Do đó, người bệnh nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu và nên đi hết hẳn nước tiểu.

Bệnh sỏi bàng quang kiêng gì để nhanh khỏi?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Khi nào cần tán sỏi thận?

Nhịn tiểu là thói quen rất xấu có thể dẫn đến bệnh sỏi tiết niệu

– Lười vận động, ít tập thể dục thể thao, thức quá khuya:

Vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi ỳ một chỗ, chăm tập thể dục thể thao và đi ngủ sớm chính là cách để mỗi người cải thiện sức khỏe của mình, hạn chế tạo sỏi trong cơ thể. Cơ thể quá ỳ và trì trệ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, thói quen thức khuya chính là những “sát thủ thầm lặng” ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có bàng quang.

– Lười đi khám sức khỏe

Trong hầu hết các trường hợp, việc chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh có vai trò rất quan trọng, trong đó có bệnh sỏi bàng quang. Khám sức khỏe định kỳ giúp chẩn đoán sớm sỏi, lựa chọn được phương pháp điều trị sớm, hiệu quả sạch sỏi cao hơn và tỉ lệ tái phát cũng thấp hơn.

3. Một số lưu ý người bệnh sỏi bàng quang cần biết

Để cơ thể đảm bảo đủ năng lượng và cân bằng các nhóm dưỡng chất, bệnh nhân cũng cần lưu ý phối hợp với những điều sau đây:

– Không nên kiêng quá đà:

Việc bệnh sỏi bàng quang nên kiêng một số thực phẩm và sinh hoạt, tuy nhiên cũng không nên kiêng quá đà. Với những thực phẩm có nguy cơ tạo sỏi hoặc ảnh hưởng đến việc điều trị sỏi bàng, người bệnh có thể sử dụng nhưng với hàm lượng vừa đủ, hợp lý mà không nên ngừng sử dụng hoàn toàn để cân bằng các nhóm chất.

–  Nạp vào cơ thể những nhóm thực phẩm có lợi cho người bệnh sỏi bàng quang, bao gồm:

+ Nhóm thực phẩm chứa vitamin A, D

+ Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

+ Các loại trái cây(đặc biệt các loại cam, quýt, bưởi…)

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về sỏi bàng quang nên kiêng gì cung cấp đến các bạn. Hy vọng rằng với những thông tin trên đây có thể giúp bạn có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế sỏi bàng quang hình thành và phát triển.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *