Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ! Sỏi niệu quản được cho là bệnh lý nguy hiểm nhất trong các bệnh lý sỏi tiết niệu. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh sỏi niệu quản, bệnh nhân cần chủ động thăm khám để được tư vấn và có biện pháp điều trị sớm nhất.
Bạn đang đọc: Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm không?
Biến chứng của bệnh sỏi niệu quản nguy hiểm như thế nào?
Viêm, nhiễm khuẩn niệu quản: Sỏi di chuyển trong niệu quản làm tổn thương niêm mạc niệu quản. Việc không điều trị kịp thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển có thể gây viêm.
Ứ nước tại thận, niệu quản: Khi sỏi nằm ở niệu quản, sỏi sẽ làm tắc đường dẫn nước, hậu quả là nước bị ứ lại tại vị trí phía trên của viên sỏi (ứ nước ở thận và phần niệu quản phía trên viên sỏi). Nếu tắc nghẽn hoàn toàn niệu quản, bể thận giãn to, sau 6 tuần nhu mô thận có thể sẽ không phục hồi.
Giãn thận: Nước ứ lại, gây giãn đài, bể thận, giãn niệu quản phần phía trên viên sỏi. Việc giãn thận kích thích làm tăng tiết Prostaglandin A2 – một chất gây co mạch thận nặng. Các rối loạn này gây thiếu máu, các tế bào cầu thận ngừng hoạt động.
- Hình ảnh mô tả sỏi nội quản
Viêm bể thận cấp và mạn: Việc viêm niệu quản kéo dài, ổ viêm nặng và tình trạng ứ nước giúp cho vi khuẩn có cơ hội di chuyển ngược dòng lên thận gây viêm bể thận cấp. Tình trạng viêm bể thận cấp tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến viêm mạn. Viêm nhiều lần và kéo dài dẫn đến xơ hóa tổ chức kẽ thận gây giảm chức năng cô đặc của thận.
Suy thận cấp: Xảy ra khi sỏi gây tắc đường dẫn tiểu hoàn toàn cả 2 bên niệu quản.
Suy thận mạn: Tình trạng viêm bể thận, viêm thận mạn do sỏi kéo dài dẫn đến suy thận. Đây là biến chứng nặng nề nhất mà sỏi gây ra vì tế bào thận một khi đã bị xơ hóa thì không còn khả năng phục hồi.
Ngoài ra, bệnh sỏi niệu quản rất dễ tái phát. Nếu phát hiện sớm được sỏi niệu quản và có biện pháp xử lý kịp thời hoàn toàn có thể chữa sỏi tận gốc. Tuy nhiên, người bệnh cần đề phòng bệnh tái phát bằng cách xử lý dứt điểm các nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu. Nếu sỏi là do các bệnh toàn thân khác như: bệnh gout, cường tuyến cận giáp trạng, viêm lao, giang mai…thì cần chữa trị triệt để các bệnh này.
Triệu chứng bệnh sỏi niệu quản là gì?
Bệnh nhân mắc sỏi niệu quản sẽ gặp phải những triệu chứng dưới đây:
Đau: là dấu hiệu, triệu chứng nổi bật nhất của bệnh sỏi niệu quản. Khi sỏi rơi từ thận xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận với biểu hiện: đau xuất hiện đột ngột, mức độ đau dữ dội từng cơn, đau từ vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn và sinh dục không có tư thế giảm đau.
- Triệu chứng của bệnh sỏi niệu quản có thể gặp: đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu…
Tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt: người bệnh có thể cảm thấy tiểu buốt, tiểu rắt. Nước tiểu đục, có mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng thận ngược chiều, nên lưu ý khi sốt kèm rét run. Trường hợp này đe dọa trầm trọng chức năng thận, có nguy cơ nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.
Tiểu máu: có thể tiểu máu vi thể phát hiện qua soi cặn lắng nước tiểu hay tiểu máu đại thể có thể phát hiện bằng mắt thường nước tiểu màu như nước rửa thịt.
Chẩn đoán sỏi niệu quản bằng cách nào?
Chụp X-quang thận thường
Chụp thận thuốc tĩnh mạch (UIV) và chụp niệu quản-bể thận ngược dòng (UPR)
-
Tìm hiểu thêm: Suy thận cấp có thể gây tử vong
Bệnh sỏi niệu quản cần được chẩn đoán kịp thời để có biện pháp điều trị cụ thể.
Chẩn đoán đặc biệt
Trường hợp sỏi cản quang
– Ở đoạn thắt lưng: Các hạch vôi hoá, hình ảnh của gai ngang đốt sống khi phần ngoài của nó có chỗ cản quang đậm hơn dễ nhầm với viên sỏi.
– Ở đoạn chậu: Có những ổ xương đậm không rõ nguyên nhân, thường thấy trên các cánh chậu; những hình ảnh này mang tính chất cố định trong mọi tư thế của xương chậu trên phim X-quang.
– Ở đoạn hố chậu bé: Dễ nhầm với hình ảnh viêm tĩnh mạch. Viêm tĩnh mạch có hình tròn đồng nhất hoặc có tâm sáng. Phần lớn tĩnh mạch bị viêm có vị trí nằm khá xa ra ngoài đường niệu quản. Khi còn nghi ngờ thì phải dựa vào UIV.
Các hình ảnh vôi hoá của động mạch như những vạch thường nằm dưới khớp vùng chậu( động mạch chậu ).
Trường hợp sỏi không cản quang
Phải phân biệt với các bóng hơi trong chụp UPR, những hình khuyết của nang niệu quản, nhất là khối u của niệu quản.
Điều trị sỏi niệu quản như thế nào?
Việc điều trị sỏi niệu quản sẽ phụ thuộc vào vị trí, kích thước, các biến chứng đi kèm. Cụ thể:
Trường hợp sỏi đã di chuyển xuống thấp, chưa gây biến chứng gì: Điều trị bằng phương pháp nội khoa bằng thuốc chống viêm giảm đau, giãn cơ trơn, kháng sinh khi nghi ngờ có nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khi sỏi kích thước lớn, đã gây ra biến chứng như giãn thận, niệu quản độ III, IV thì bạn nên can thiệp ngoại khoa.
-
>>>>>Xem thêm: Điều trị sỏi tiết niệu công nghệ cao – tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền
Điều trị bệnh sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những đơn vị TOP đầu trong điều trị sỏi niệu quản bằng các phương pháp tán sỏi hiện đại bậc nhất hiện nay như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi qua da, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser…
Với việc áp dụng những phương pháp điều trị sỏi niệu quản tiên tiến này, Thu Cúc đã giúp hàng nghìn bệnh nhân “thoát sỏi” phương pháp mổ hở nguy hiểm, hạn chế xâm lấn, không gây đau đớn, hiệu quả điều trị cao, thời gian phục hồi nhanh chóng, không cần nằm viện dài ngày.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.