Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Một trong những câu hỏi được nhiều người đặt ra là bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nặng như suy thận.

Bạn đang đọc: Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

1. Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Đã có những trường hợp vỡ thận và vỡ bàng quang do sỏi. Sự hiện diện lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản hay sỏi thận một bên còn bên kia sỏi niệu còn dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu).
Những vị trí có sỏi thường là thận, niệu quản chậu hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo. Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát, va chạm vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Sỏi thận là bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm, suy thận

Tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó. Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận.

Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục.

Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Nếu thận mủ toàn diện có thể phải cắt bỏ thận. Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu, kể cả đài thận. Hậu quả của xơ hóa sẽ dẫn đến giảm chức năng co bóp đường tiểu, chít hẹp làm bế tắc đường tiểu, tồn đọng nước tiểu.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bệnh sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Cần điều trị sớm sỏi thận để kịp thời xử lý hiệu quả, tránh biến chứng

Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm cho hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản.

2. Các biện pháp xử lý khi bị sỏi thận

Chính vì những biến chứng nguy hiểm mà sỏi thận gây ra nên có những trường hợp cần can thiệp cấp cứu để lấy sỏi ngay, có trường hợp có thể trì hoãn lấy sỏi có nghĩa là can thiệp lấy sỏi chủ động theo lịch định sẵn như mổ lấy sỏi hoặc tán sỏi. Có trường hợp không cần can thiệp gì đối với sỏi nhỏ không gây các biến chứng đau nhiều, đái ra máu hoặc gây biến chứng viêm nhiễm ở thận.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Sỏi thận canxi – loại sỏi chiếm hơn 80% mắc sỏi thận

Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ tin cậy được nhiều người bệnh tin tưởng tìm đến khám chữa bệnh

Tất cả bệnh nhân sỏi thận cần thực hiện: Uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu khoảng trên 2,5 lít/ngày. Điều trị các đợt nhiễm khuẩn, viêm nhiễm ở thận. Điều trị các biến chứng hay các yếu tố thuận lợi dễ gây hình thành sỏi. Khi biết được nguyên nhân hay thành phần của sỏi thì phải điều trị theo nguyên nhân.

Khi bị sỏi thận, để điều trị nhanh chóng, kịp thời thì người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại. Có như vậy mới giúp loại bỏ sớm bệnh mà không gây nguy hiểm tới sức khỏe.

*Những thông tin về các biện pháp xử lý sỏi thận nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *