Bệnh sỏi tiết niệu chiếm đến 40 – 60% bệnh lý tại hệ tiết niệu. Nếu không kịp thời thăm khám và điều trị, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này để có những hiểu biết tổng quan nhất.
Bạn đang đọc: Bệnh sỏi tiết niệu và những điều cần biết
1. Bệnh sỏi tiết niệu là bệnh gì?
Hệ tiết niệu gồm các cơ quan: 2 quả thận, 2 niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Ở nam giới hệ tiết niệu có thêm tuyến tiền liệt. Hệ tiết niệu có vai trò giúp cơ thể lọc thải những chất dư thừa, cặn bã ra ngoài. Do vậy, bệnh lý sỏi rất đặc trưng của hệ tiết niêu.
Sỏi hình thành do sự lắng đọng của muối hay các chất khoáng bên trong hệ thống tiết niệu được gọi là sỏi tiết niệu. Như vậy, bệnh sỏi tiết niệu gồm có các bệnh lý sỏi thận, bệnh sỏi niệu quản, bệnh sỏi bàng quang và bệnh sỏi niệu đạo.
Đặc điểm về khí hậu nóng ẩm cũng khiến Việt Nam trở thành quốc gia có số bệnh nhân bị sỏi tiết niệu cao trên thế giới. Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới do cấu tạo của hệ tiết niệu nam giới có niệu đạo dài hơn.
Bệnh sỏi tiết niệu bao gồm bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo
2. Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi tiết niệu là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý sỏi tiết niệu:
2.1. Cơ thể có bệnh sỏi tiết niệu do thói quen sinh hoạt hàng ngày
– Do không uống đủ nước trong ngày, nhịn uống nước, cảm thấy khát mới uống. Uống đủ nước giúp cơ thể lọc bã các chất cặn bã tốt. Khi cơ thể không đủ nước, khiến nồng độ nước tiểu đặc, dễ ứ đọng tại hệ tiết niệu tạo ra sỏi.
– Sỏi hình thành do thói quen xấu là nhịn tiểu. Việc cứ cố gắng nhịn tiểu khiến nước tiểu đọng tại hệ tiết niệu quá lâu dẫn đến hình thành lắng cặn gây sỏi.
– Tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ cũng gây lên tình trạng sỏi. Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê… có hàm lượng đạm cao. Khi tiêu thụ nhiều dẫn đến cơ thể bị dư thừa tạo điều kiện cho sỏi hình thành.
2.2. Cơ thể có bệnh sỏi tiết niệu do tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung Canxi và Vitamin C kéo dài. Việc sử dụng sản phẩm bổ sung Canxi và Vitamin C góp phần hình thành sỏi tiết niệu.
Tại Việt Nam, việc mua bán các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng dễ và tràn lan. Nhiều người có thói quen tự ý mua thuốc bổ để uống. Ngay cả với phụ nữ có thai hay trẻ em cũng tự ý uống thuốc không qua kê đơn. Chính điều này dẫn đến những tác hại rất lớn.
– Ngoài ra bệnh còn gây ra bởi viêm đường tiết niệu không được điều trị dứt điểm. Ở nam giới các bệnh lý về tuyến tiền liệt cũng gây ra tình trạng sỏi ở hệ tiết niệu.
Tìm hiểu thêm: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì?
Nhịn tiểu là thói quen rất xấu có thể dẫn đến bệnh sỏi tiết niệu
3. Những triệu chứng chung của bệnh sỏi hệ tiết niệu
Vì bệnh sỏi tiết niệu bao gồm có bệnh sỏi thận, bệnh sỏi niệu quản, bệnh sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Nên tùy vào vị trí có sỏi mà cũng gây ra những triệu chứng khác nhau. Về cơ bản sỏi tiết niệu có những triệu chứng từ âm ỉ đến rầm rộ, dữ dội. Nhìn chung, các triệu chứng có thể có như sau:
– Biểu hiện đầu tiên và sớm nhất là đau: Nếu bị sỏi thận sẽ bị đau vùng thận. Bị sỏi bàng quang, niệu đạo bị đau bụng dưới. Đau bụng có thể lan xuống bẹn, hông. Nam giới bị sỏi niệu đạo có triệu chứng đau dương vật. Cơn đau có thể âm ỉ, từ từ đến rầm rộ, dữ dội. Cơn đau có thể xuất phát tự nhiên hoặc sau vận động gắng sức. Khi người bệnh nằm nghỉ ngơi có thể triệu chứng đau giảm xuống.
– Người bệnh gặp phải những bất thường khi đi tiểu như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó… Gây ra triệu chứng này do sỏi trong hệ tiết niệu làm cản trở sự lưu thông của nước tiểu. Nước tiểu bị chặn lại khiến cho người bệnh có cảm giác khó tiểu, bí tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày. Sỏi di chuyển trong đường niệu gây ra cảm giác đau buốt khi đi tiểu.
– Triệu chứng xuất hiện nước tiểu có màu bất thường. Nước tiểu có màu hồng, tiểu lẫn máu, nước tiểu màu vàng sẫm và có mùi hôi. Lý do gây ra do sỏi di chuyển, cọ xát vào niêm mạc các bộ phận hệ tiết niệu gây chảy máu. Niêm mạc đường niệu tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu. khi bị viêm nhiễm khiến nước tiểu có mùi khó chịu.
– Khi bệnh có giai đoạn khá nặng, xuất hiện tình trạng sốt, ớn lạnh. Lý do gây ra do viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang thậm chí là viêm thận33
4. Những tác hại nguy hiểm của bệnh sỏi tiết niệu
Hệ tiết niệu có vai trò quan trọng trong việc lọc và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Mỗi bộ phận của hệ tiết niệu có sỏi đều là tác nhân khiến quá trình đào thải bị ảnh hưởng. Do đó bệnh sỏi tiết niệu có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe.
– Sỏi di chuyển trong đường tiểu, cọ xát vào niêm mạc niệu quản/bàng quang/niệu đạo gây ra tình trạng chảy máu. Chỗ tổn thương có thể bị phù nề, rách là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Có thể xảy ra viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo…
– Trong quá trình sỏi từ thận hoặc từ niệu quản đi xuống kẹt tại vị trí hẹp gây bí đái. Thậm chí việc bí đái phải chuyển cấp cứu, mổ mở để giải phóng nước tiểu không sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ thận.
– Người bệnh còn phải đối mặt với việc chức năng thận bị suy giảm. Tình trạng này kéo dài dẫn đến tình trạng suy thận cấp và mãn tính.
5. Chẩn đoán bệnh sỏi tiết niệu có khó không?
Chẩn đoán sỏi hệ tiết niệu rất đơn giản, người bệnh không cần quá lo lắng.
– Người bệnh đến cơ sở y tế uy tín, được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.
– Sau đó thực hiện riêng lẻ hoặc đồng thời các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính. Một số trường hợp có thể bác sĩ sẽ chỉ định thêm soi bàng quang… Để xác định tình trạng viêm, xác định chính xác vị trí và kích thước của sỏi.
>>>>>Xem thêm: [Bật mí] Tán sỏi thận hết bao nhiêu tiền?
Bệnh sỏi tiết niệu chẩn đoán tương đối dễ dàng và có khả năng chữa dứt điểm
6. Bệnh sỏi tiết niệu có điều trị được không?
Có thể áp dụng điều trị nội khoa khi sỏi ở giai đoạn nhỏ, chưa có biến chứng. Và phải can thiệp ngoại khoa loại bỏ sỏi lớn. Hiện nay có thể áp dụng các công nghệ tán sỏi tiên tiến như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da và tán sỏi ngược dòng. Các phương pháp này đều có ưu điểm vượt trội là không xâm lấn hoặc ít xâm lấn. Do đó bệnh nhân không đau, ít đau, hạn chế nhiễm trùng và rất nhanh hồi phục.
Bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức tổng quan nhất về bệnh sỏi tiết niệu. Với những hiểu biết cơ bản về bệnh sẽ giúp mọi người có thể phòng tránh được căn bệnh này hiệu quả hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.