Đau đầu, đau mỏi người, đau cơ, sốt cao đột ngột, chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng… là những triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết.
-Chào bác sĩ! Xin bác sĩ cho biết những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết? (Minh Anh – Sóc Sơn, Hà Nội)
Những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết gồm: Sốt cao đột ngột, đau đầu dữ dội, đau mỏi toàn thân, đau mỏi cơ và khớp, mệt mỏi, chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng… và xuất hiện các chấm nốt xuất huyết dưới da (nốt bầm đỏ hoặc tím).
Khi cơ thể có những dấu hiệu nói trên trong vòng 1-3 ngày thì cần nghĩ tới khả năng bị bệnh sốt xuất huyết. Trong trường hợp người bệnh sốt cao, mệt lả, nôn, đau bụng, xuất huyết nhiều, đi tiểu ít thì phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay.
Bạn đang đọc: Bệnh sốt xuất huyết cần được hiểu như thế nào cho đúng
Muỗi cái, cụ thể là loại muỗi Ae.aegypti, Ae.albopictus là vật truyền bệnh trung gian gây bệnh sốt xuất huyết.
–Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì, thưa BS? (Nguyễn Khánh – Nam Định)
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết xuất là d virus dengue. Muỗi cái, cụ thể là loại muỗi Ae.aegypti, Ae.albopictus là vật truyền bệnh trung gian.
-Tại sao bệnh sốt xuất huyết lại phát theo mùa? (Ngọc Mai – Thanh Hóa)
Do số lượng muỗi biến động theo mùa, xuất hiện nhiều chủ yếu vào mùa mưa nên bệnh thường phát theo mùa, thường bùng phát từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
– Sốt xuất huyết có lây không, thưa bác sĩ?(Tường Vân – Hà Nội)
Sốt xuất huyết là bệnh dễ lây lan trong cộng đồng. Do đó, tại thời điểm có dịch bệnh, bạn và gia đình cần hết sức lưu tâm đến việc phòng tránh bệnh nhé!
-Sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em khác nhau như thế nào? (Nguyễn Hương Giang – Bắc Ninh)
Sốt xuất huyết ở người lớn có nhiều sự khác nhau. Ở miền Bắc thì số người lớn mắc lớn chiếm đến 80%, nhưng ở miền Trung và miền Nam thì có thể ngược lại.
Sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm hơn ở người lớn vì: Sốt cao có thể gây ra co giật, lượng nước ở trong cơ thể trẻ em nhiều nên dễ mất nước khi sốt cao dẫn đến trụy tim mạch (hạ huyết áp). Trẻ em dễ có nhiều biến loạn khác nếu người lớn không chăm sóc và theo dõi chặt chẽ.
– Điều trị sốt xuất huyết như thế nào thưa bác sĩ?
Bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7-10 ngày. Bệnh diễn biến tự khỏi, các thuốc sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết chủ yếu để điều trị triệu chứng như hạ sốt, bù nước và điện giải, chống chảy máu, chống suy tuần hoàn (nếu có).
Khi bệnh nhân có dấu hiệu mệt lả, chân tay lạnh, nổi vân tím trên da, đau bụng, nôn, các biểu hiện xuất huyết nhiều trên da hoặc nội tạng, tinh thần li bì, u ám, mạch nhanh, đi tiểu ít… phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa.
Lưu ý, trong điều trị sốt xuất huyết không được thuốc Aspirin vì thuốc này sẽ làm cho bệnh nhân bị chảy máu nặng, có thể dẫn đến tử vong. Thuốc Aspirin còn làm máu khó đông nên dẫn đến tình trạng chảy máu nặng không cầm ở bệnh nhân sốt xuất huyết.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em
Bệnh sốt xuất huyết có thể bùng phát thành dịch và phát theo mùa.
-Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? (Mai Anh – Hòa Bình)
Bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến tử vong trong những trường hợp bệnh nặng mà không được chẩn đoán và điều trị kịp thời hoặc dùng thuốc không theo hướng dẫn của thầy thuốc. Bệnh này sẽ không nguy hiểm nếu bạn biết cách phòng chống và khi nghi ngờ bị mắc bệnh cần phải thăm khám và theo dõi điều trị tại cơ sở y tế.
-Hiện đã có thuốc đặc trị căn bệnh này chưa, thưa bác sĩ? (Lê Thảo Miên – Hà Nội)
Bệnh sốt xuất huyết do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị tiêu diệt virus. Bệnh chỉ có thể phòng được bằng cách diệt muỗi và tránh muỗi đốt.
-Xin bác sĩ cho biết, cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết? (Thiên Hương – Hà Nội)
Thứ nhất, phải diệt mỗi, tiến hành vệ sinh sạch sẽ môi trường sống. Các bể chứa nước phải được đậy kín và thay rửa thường xuyên. Đối với những vật dụng có thể chứa nước thì phải úp xuống để nước không đọng lại được.
– “Sốc” trong bệnh sốt xuất huyết là như thế nào? Tại sao bệnh nhân lại sốc? (Ngọc Anh – Hưng Yên)
Sốc trong bệnh sốt xuất huyết là tình trạng người bệnh bị suy tuần hoàn do mất máu nhiều, hoặc do tình trạng bị thoát dịch cô đặc máu. Khi bị sốc người bệnh có biểu hiện: Mệt lả, da lạnh ẩm, nổi vân tím, mạch không bắt được, huyết áp thấp có thể không đo được. Ý thức u ám, li bì hoặc vật vả kèm theo đau bụng, nôn, đi tiểu ít.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng của bệnh lậu có xu hướng tăng nhanh
-Khi gia đình tôi có người bị sốt xuất huyết thì có phải cách ly hoàn toàn với những người khác không?(Vũ Tuấn Ngọc – Hải Dương)
Bệnh sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh chỉ lây từ người bệnh sang người khỏe thông qua muỗi. Vì vậy, khi trong nhà có người bị sốt xuất huyết thì không cần cách ly mà phải thực hiện các biện pháp tránh bị muỗi đốt. Đồng thời phải thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt muỗi.
-Sốt siêu virus và sốt xuất huyết có triệu chứng gần như nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt sốt xuất huyết và sốt virus, thưa bác sĩ? (Quang Hưng – Hà Nội)
Bệnh sốt xuất huyết do virus gây ra nên có triệu chứng gần giống như các sốt do virus khác. Tuy nhiên, chỉ có bệnh sốt xuất huyết mới gây giảm tiểu cầu (là một loại tế bào trong máu có tác dụng cầm máu). Vì vậy, phải xét nghiệm máu để phân biệt giữa sốt xuất huyết với các sốt do virus khác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.