Bệnh suy dinh dưỡng là gì, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em cũng như sức khỏe tổng thể của người trưởng thành. Vậy bệnh suy dinh dưỡng là gì? Làm sao để chẩn đoán đúng và điều trị hiệu quả từ sớm cho trẻ? Nội dung chi tiết về những vấn đề này sẽ được làm rõ ngay dưới đây.

1. Bệnh suy dinh dưỡng là gì? Nguyên nhân gây bệnh

1.1. Bệnh suy dinh dưỡng là gì?

Bệnh suy dinh dưỡng là gì, có những thể nào, không phải ai cũng biết. Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì các hoạt động sống bình thường. Điều này có thể do thiếu hụt một hoặc nhiều chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Suy dinh dưỡng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy giảm hệ miễn dịch, chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ em, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và các bệnh mạn tính khác.

Bệnh suy dinh dưỡng là gì, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Nguyên nhân trẻ bị bệnh suy dinh dưỡng là gì?

Theo UNICEF, khoảng 149 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi vào năm 2020, khoảng 45 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính. Ở Việt Nam, trẻ suy dinh dưỡng tập trung nhiều ở vùng nông thôn, miền núi. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi đã giảm từ 30% năm 2000 xuống còn 23% năm 2020. Còn ở thể suy dinh dưỡng nhẹ cân, tỷ lệ này giảm từ 25% xuống còn 12% trong cùng kỳ. Tuy nhiên, đây vẫn là tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, rất đáng lo ngại.

1.2. Nguyên nhân trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng là gì?

Giải đáp câu hỏi “nguyên nhân của bệnh suy dinh dưỡng là gì”, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, có rất nhiều yếu tố tác động khiến trẻ mắc bệnh này. Cụ thể:

– Thiếu thức ăn hoặc chế độ ăn không cân đối: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt ở các nước đang phát triển và khu vực nghèo đói.

– Rối loạn tiêu hóa và hấp thu: Một số bệnh lý như bệnh Crohn, viêm đại tràng mãn tính, xơ gan có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ.

– Tăng nhu cầu dinh dưỡng: Khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao hơn bình thường. Nếu không được đáp ứng đủ, trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng.

– Các bệnh mãn tính: Ung thư, suy thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể gây suy dinh dưỡng do giảm cảm giác thèm ăn hoặc tăng tiêu hao năng lượng.

– Rối loạn tâm thần: Trầm cảm, chứng biếng ăn tâm thần có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống và dẫn đến suy dinh dưỡng.

2. Tìm hiểu triệu chứng bệnh suy dinh dưỡng là gì?

Nếu bạn chưa biết các dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng là gì thì đây chính là đáp án. Bạn có thể nghi ngờ trẻ bị suy dinh dưỡng khi thấy các biểu hiện:

Bệnh suy dinh dưỡng là gì, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Trẻ suy dinh dưỡng có nhiều biểu hiện

– Trẻ chậm tăng cân và chiều cao không rõ nguyên nhân.

– Da khô, nhợt nhạt, dễ bong tróc, hay nứt nẻ, dính vảy lên quần áo vào mùa hanh.

– Tóc khô, dễ gãy rụng

– Móng tay, chân giòn dễ bị gãy, xước khi va đập

– Trẻ hay uể oải, mệt, chán vận động.

– Khả năng tập trung giảm, nhận thức chậm.

– Hệ miễn dịch yếu, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm trùng

– Chậm lành vết thương

Một số trường hợp suy dinh dưỡng nghiêm trọng, trẻ có thể bị phù nề, suy tim, suy hô hấp và các rối loạn chức năng cơ quan khác.

3. Cách chẩn đoán, điều trị bệnh suy dinh dưỡng

3.1. Cách chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán chính xác tình trạng suy dinh dưỡng, bác sĩ thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp:

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, đánh giá các dấu hiệu lâm sàng như cân nặng, chiều cao, tình trạng da, tóc, móng và các triệu chứng khác. Đối với trẻ em, bác sĩ sẽ so sánh chỉ số tăng trưởng với biểu đồ tăng trưởng chuẩn.

Đánh giá chỉ số nhân trắc học

– Chỉ số khối cơ thể (BMI): Đây là chỉ số phổ biến để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành. BMI dưới 18.5 được coi là thiếu cân và có nguy cơ suy dinh dưỡng.

– Đo vòng cánh tay giữa (MUAC): Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá nhanh tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ mang thai.

– Đo độ dày nếp gấp da: Giúp đánh giá lượng mỡ dưới da và tình trạng dinh dưỡng.

Xét nghiệm máu xác định dưỡng chất thiếu hụt

– Công thức máu: Giúp phát hiện thiếu máu do thiếu sắt hoặc vitamin B12

– Protein huyết thanh: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng protein

– Albumin và pre-albumin: Chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng dinh dưỡng

– Xét nghiệm vitamin và khoáng chất: Giúp phát hiện thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cụ thể

Bệnh suy dinh dưỡng là gì, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả

BMI dưới 18.5, trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng

Đánh giá chế độ ăn

Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ đánh giá chi tiết chế độ ăn của bệnh nhân để xác định nguyên nhân và mức độ thiếu hụt dinh dưỡng.

3.2. Điều trị suy dinh dưỡng

Khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, bố mẹ cần tìm hiểu cách chữa bệnh suy dinh dưỡng phù hợp cho con là gì. Để cải thiện tình trạng này, bố mẹ nên thực hiện theo hướng dẫn riêng của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ. Thông thường các bác sĩ thường chỉ định một số biện pháp như sau:

– Cải thiện chế độ ăn: Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng như protein, carbohydrate phức tạp, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. Tăng lượng thực phẩm giàu năng lượng vào khẩu phần ăn hàng ngày (các loại hạt, bơ đậu phộng, sữa nguyên kem).

– Chia nhỏ bữa ăn: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

– Bổ sung dinh dưỡng: Có thể dùng thêm sản phẩm hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng đường uống theo chỉ định của bác sĩ.

– Nuôi dưỡng qua ống thông: Áp dụng trong trường hợp suy dinh dưỡng nặng hoặc trẻ không thể ăn uống bình thường. Bác sĩ có thể chỉ định nuôi dưỡng qua ống thông mũi-dạ dày hoặc ống thông trực tiếp vào dạ dày.

– Nuôi dưỡng tĩnh mạch: Đối với những trường hợp rất nặng hoặc hệ tiêu hóa không thể hoạt động, bác sĩ có thể chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch, cung cấp dinh dưỡng trực tiếp vào máu.

– Điều trị nguyên nhân gốc rễ: Bên cạnh việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nếu mắc các bệnh mãn tính, rối loạn tâm thần, trầm cảm, cần kết hợp điều trị bệnh, điều trị tâm lý.

4. Hướng phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng là gì?

Để giảm thiểu nguy cơ suy dinh dưỡng cho trẻ, chuyên gia khuyên bạn rất nhiều cách. Dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu hàng đầu:

Bệnh suy dinh dưỡng là gì, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Nên cho trẻ ăn uống đa dạng, đủ chất để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện

– Duy trì chế độ ăn cân bằng, đa dạng cho trẻ để đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu.

– Giúp trẻ hình thành thói quen tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe và cải thiện cảm giác ngon miệng.

– Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ nhằm mục đích phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

– Chú ý đến dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển đặc biệt từ trong thai kỳ đến sau sinh.

– Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ để giúp con nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể.

Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi “bệnh suy dinh dưỡng là gì?”. Ở trẻ em, suy dinh dưỡng là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời là rất quan trọng, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho con. Bên cạnh đó, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và lối sống khoa học là chìa khóa để phòng ngừa suy dinh dưỡng. Nếu trẻ có các dấu hiệu của suy dinh dưỡng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *