Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em: 3 lưu ý để cải thiện hiệu quả

Suy dinh dưỡng là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ, tinh thần của trẻ. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ dấu hiệu nhận biết và lưu ý quan trọng để cải thiện hiệu quả bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em: 3 lưu ý để cải thiện hiệu quả

src1. Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu, khiến sự phát triển thể chất, trí tuệ – tinh thần và hệ miễn dịch của trẻ bị ảnh hưởng. Đây là tình trạng xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là trẻ dưới 3 tuổi.

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em: 3 lưu ý để cải thiện hiệu quả

Tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu gọi là suy dinh dưỡng

Có ba dạng suy dinh dưỡng chính là:

– Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Trẻ có cân nặng thấp hơn so với độ tuổi.

– Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Trẻ có chiều cao thấp hơn so với độ tuổi.

– Suy dinh dưỡng thể cấp (cân nặng theo chiều cao thấp): Trẻ có cân nặng so với chiều cao thấp hơn so với độ tuổi, giới.

src2. Do đâu mà trẻ bị bệnh suy dinh dưỡng?

Như đã chia sẻ phía trên, nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng là thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu. Về nguyên nhân khiến trẻ thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu, chúng ta có hai nhóm chính như sau:

src2.1. Bệnh suy dinh dưỡng phát sinh do chế độ dinh dưỡng

– Thiếu thức ăn: Thiếu thức ăn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em. Trẻ không được cung cấp đủ lượng thức ăn cần cho cơ thể, dẫn đến thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu.

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Thức ăn của trẻ nghèo dinh dưỡng, thiếu năng lượng, protein, chất béo và thường thiếu các vi chất thiết yếu như vitamin A, sắt, kẽm, vitamin D…

– Bố mẹ cho trẻ ăn dặm sớm hoặc muộn: Bố mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn cũng có thể khiến trẻ không hấp thu được đầy đủ dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, dẫn đến suy dinh dưỡng.

– Trẻ biếng ăn: Biếng ăn là một vấn đề phổ biến, khiến trẻ không ăn hoặc ăn rất ít, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng.

-Trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn thường xuyên phải dùng kháng sinh

-Trẻ có hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, hay bị rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy

src2.2. Bệnh suy dinh dưỡng phát sinh do các yếu tố khác

– Mắc bệnh: Trẻ hay ốm thường hấp thụ dinh dưỡng kém, dẫn đến thiếu hụt.

– Vệ sinh môi trường kém: Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, thiếu nước sạch, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như giới tính, độ tuổi, cân nặng khi sinh, điều kiện kinh tế xã hội… cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em.

src3. Nhận biết bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em như thế nào?

Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến giúp nhận biết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em:

– Dấu hiệu về cân nặng: Cân nặng thấp hơn so với độ tuổi theo biểu đồ cân nặng – chiều cao chuẩn; sụt cân đột ngột hoặc không tăng cân trong một thời gian dài; cơ bắp và mô mỡ teo tóp, da nhăn nheo, chảy xệ.

– Dấu hiệu về chiều cao: Chiều cao thấp hơn so với độ tuổi theo biểu đồ cân nặng – chiều cao chuẩn; tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ chậm hơn so với bình thường.

– Dấu hiệu về sức khỏe tổng thể: Tóc xơ xác; da khô, sần sùi, thiếu sức sống; mắt trũng sâu; bụng to bất thường; hay ốm vặt; thường xuyên mệt mỏi, uể oải; chậm phát triển trí tuệ (chậm biết đi, chậm biết nói, học tập kém)…

Bố mẹ lưu ý, không phải tất cả trẻ suy dinh dưỡng đều có đầy đủ các dấu hiệu trên. Một số trẻ có thể chỉ có một hoặc vài dấu hiệu. Bố mẹ nên theo dõi chặt chẽ cân nặng, chiều cao và sức khỏe tổng thể của trẻ để phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng.

Tìm hiểu thêm: Những biến chứng của sốt cao co giật thường gặp ở trẻ

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em: 3 lưu ý để cải thiện hiệu quả

Cân nặng của trẻ suy dinh dưỡng thường thấp hơn so với độ tuổi theo biểu đồ cân nặng – chiều cao chuẩn.

src4. Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em nguy hiểm ra sao?

Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, từ hệ lụy thể chất đến hệ lụy trí tuệ, tinh thần.

src4.1. Hệ lụy thể chất

– Trẻ chậm phát triển cân nặng và chiều cao: Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone tăng trưởng, khiến trẻ chậm phát triển cân nặng và chiều cao so với độ tuổi.

– Yếu ớt, hay ốm vặt: Trẻ suy dinh dưỡng thường có sức đề kháng yếu, hay ốm vặt.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành: Suy dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi trẻ trưởng thành.

– Tăng nguy cơ tử vong: Suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

src4.2. Hệ lụy trí tuệ, tinh thần

– Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Trẻ suy dinh dưỡng thường khó tập trung, khó ghi nhớ, dẫn đến học tập kém.

– Rối loạn hành vi: Trẻ suy dinh dưỡng có thể gặp các vấn đề về hành vi như hung hăng, bướng bỉnh, lo âu, trầm cảm,…

src5. 3 lưu ý quan trọng trong cải thiện bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:

src5.1. Lưu ý về dinh dưỡng

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú đến 2 tuổi hoặc lâu hơn: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong những năm đầu đời. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ và giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.

– Thực hiện thực đơn đầy đủ dinh dưỡng với đa dạng các thực phẩm cho trẻ: Thực đơn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu là protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thực đơn chi tiết bố mẹ nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

– Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ: Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt, kẽm,vitamin D3… Bố mẹ nên cho trẻ uống vitamin A, sắt, kẽm, vitamin D3… theo hướng dẫn của bác sĩ để bổ sung các vi chất dinh dưỡng này cho trẻ. Bố mẹ không nên tự ý mua và cho trẻ uống thuốc, kể cả thuốc Đông y.

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em: 3 lưu ý để cải thiện hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Trẻ quấy khóc cả đêm – Biết để chăm con tốt hơn mẹ nhé

Bố mẹ nên cho trẻ uống vitamin A, sắt, kẽm… dạng cốm hoặc dạng siro theo hướng dẫn của bác sĩ.

src5.2. Lưu ý về chăm sóc

– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ cho trẻ: Môi trường sống sạch sẽ giúp hạn chế nguy cơ trẻ phải tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Bố mẹ cần vệ sinh nhà cửa thường xuyên, cho trẻ ăn uống tại nơi sạch sẽ, đảm bảo nguồn nước sạch…

– Chăm sóc trẻ đúng cách, theo hướng dẫn của bác sĩ: Bố mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách, theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Bố mẹ cần cho trẻ bú hoặc ăn đúng giờ, đủ bữa, tập cho trẻ thói quen ăn uống hợp lý, vệ sinh cá nhân tốt…

– Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ: Tiêm chủng đầy đủ giúp trẻ phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng quốc gia.

src5.3. Lưu ý khác

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau:

– Cần kiên trì trong việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ bởi cải thiện tình trạng này là một quá trình lâu dài.

– Cần theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên: Bố mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời.

Phía trên là dấu hiệu nhận biết và 3 lưu ý quan trọng trong cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Với chúng, hy vọng rằng bố mẹ sẽ bảo vệ trẻ an toàn trước bệnh lý này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *