Bệnh suy tim là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Điều cần làm là nhận biết triệu chứng suy tim sớm để có cách điều trị cũng như phương án dự phòng phù hợp, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Bệnh suy tim và những thông tin quan trọng cần biết
1. Chuyên gia giải đáp suy tim là gì?
Suy tim là tình trạng tim suy yếu do các tổn thương thực thể hay một số rối loạn chức năng tim khiến tâm thất không thể đảm nhận chức năng nhận máu hoặc tống máu. Chuyên gia nhận định đây là một hội chứng lâm sàng phức tạp, cần được điều trị sớm.
Hệ thống tim mạch của người bệnh không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào gây ra triệu chứng mệt mỏi, đau tức ngực hay khó thở. Lúc này, người bệnh khó thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang hay mang vác. Tình trạng bệnh trở nặng, người bệnh không thể tự ăn uống, thay quần áo hay vệ sinh cá nhân.
Suy tim là bệnh tim mạch nguy hiểm, cần được điều trị liên tục, đúng phác đồ
2. Triệu chứng cảnh báo bệnh suy tim
Bệnh suy tim gây ra nhiều triệu chứng và biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn cũng như mức độ suy tim của từng người. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh suy tim mà mỗi người cần biết để xử trí kịp thời:
– Mệt mỏi, sức khỏe suy giảm: cảm giác mệt mỏi, suy giảm khả năng vận động, làm việc là triệu chứng suy tim dễ nhận biết. Người bệnh thường xuyên rơi vào cảm giác dễ kiệt sức, không có năng lượng để thực hiện sinh hoạt hàng ngày.
– Khó thở: đây là triệu chứng điển hình cho nhóm bệnh tim mạch. Người bệnh cảm thấy khó thở, thở dốc khi thực hiện các hoạt động nhẹ như đi bộ ngắn, leo cầu thang.
– Đau ngực: đau ngực cũng là triệu chứng khá phổ biến ở người bệnh suy tim đặc biệt khi tim gặp khó khăn trong quá trình cung cấp máu và oxy đến các mô và cơ quan khác.
– Tích nước: tình trạng này có thể xảy ra ở chân, mắt cá chân, bàn tay và bụng. Sự tích nước xảy ra do sự tắc nghẽn trong hệ tuần hoàn khi tim không đủ mạnh để thực hiện đẩy máu quay trở lại tim hiệu quả.
– Nhịp tim không đều: nhịp tim lúc nhanh, lúc chậm là biểu hiện có thể xuất hiện.
– Giảm cân đột ngột: một số người bị suy tim có thể giảm cân đột ngột do cơ thể mệt mỏi kéo dài.
Nếu cơ thể xuất hiện một trong các triệu chứng trên đây, bạn nên đến chuyên khoa Tim mạch để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Chẩn đoán và điều trị suy tim bằng cách nào?
3.1. Chẩn đoán bệnh suy tim
Chẩn đoán bệnh suy tim thường được xác định dựa trên quy trình nhất định. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng bao gồm:
– Khám và khai thác tiểu sử: bác sĩ sẽ thăm khám sơ bộ, hỏi một số thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh, yếu tố gia đình cũng như cách sinh hoạt.
– Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu bao gồm kiểm tra các chỉ số gồm nồng độ chất béo, cholesterol, đường huyết cùng chỉ số chức năng gan, thận. Xét nghiệm máu cũng giúp đánh giá mức độ suy tim thông qua một số chỉ số nhất định.
– Siêu âm tim: đây là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh chi tiết về tim. Mục đích quan sát kích thước, hình dạng cũng như chức năng tim gồm khả năng bơm máu, lưu lượng máu qua các van tim.
– Xét nghiệm điện tâm đồ (ECG): xét nghiệm ECG có mục đích giúp xác định nhịp tim, bất thường nhịp tim và sự tồn tài của các vấn đề khác như rối loạn nhịp hoặc tổn thương vùng cơ tim.
Chụp X-quang ngực: giúp kiểm tra kích thước, hình dạng tim và phổi từ đó phát hiện các biểu hiện bệnh như phình to các cơ quan trong ngực.
Ngoài các xét nghiệm trên đây, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện nội soi tim, chụp cộng hưởng từ MRI, …
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh đột quỵ xuất huyết não
Thăm khám và điều trị cùng bác sĩ chuyên khoa để sớm cải thiện tình trạng bệnh, ngăn chặn biến chứng
3.2. Điều trị bệnh suy tim
Sau bước thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp. Lưu ý rằng việc phát hiện và điều trị sớm giúp nâng cao kết quả điều trị, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Theo chuyên gia Tim mạch tại Thu Cúc TCI, suy tim có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng ngay từ đầu bằng các phương pháp phù hợp.
Mục tiêu điều trị bệnh suy tim thường nhằm kiểm soát triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển và giảm nguy cơ biến chứng xảy ra. Các phương pháp điều trị bệnh suy tim thường là:
– Sử dụng thuốc với mục đích cải thiện triệu chứng, tăng cường chức năng tim
– Thay đổi lối sống, ăn uống điều độ, vận động phù hợp
– Phẫu thuật nếu tình trạng bệnh ngày càng trở nặng, việc điều trị nội khoa không đem lại tác dụng
Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần thăm khám sớm như sau:
– Tăng cân nhanh, thường tăng hơn 1,5kg/ngày hoặc 2,5kg/tuần
– Phù nề
– Khó thở
– Ngất
– Hồi hộp đánh trống ngực
– Đau ngực
– Nặng ngực
– Mệt
– Khó thở
>>>>>Xem thêm: Bệnh động mạch vành là gì và điều trị thế nào?
Cần chú ý đến biểu hiện khó thở, đau tức ngực để có phương án xử trí kịp thời
3.3. Biến chứng suy tim gây ra vô cùng nguy hiểm
Người bệnh cần biết rằng suy tim là bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, làm suy giảm sức khỏe và tuổi thọ.
– Giảm chất lượng cuộc sống: người bệnh không thể làm việc, nặng hơn không thể tự chăm sóc bản thân. Người bệnh suy tim giai đoạn cuối cần có người chăm sóc, trông nom liên tục.
– Rối loạn nhịp tim: người bệnh có khả năng cao bị rung nhĩ hoặc rối loạn nhịp thất. Rung nhĩ làm bệnh nặng hơn do giảm lượng máu tim bơm ra. Bên cạnh đó, nguy cơ đột quỵ thiếu máu não do cục máu đông từ tim chạy lên não cũng tăng lên.
– Tử vong hoặc đột tử: suy tim nặng giai đoạn cuối không đáp ứng với điều trị nội khoa nếu không được dụng cụ hỗ trợ tim, phẫu thuật ghép tim có thể tử vong. Đột tử đồng thời cũng là biến chứng xảy ra với những người suy tim giai đoạn C và D ngay cả khi triệu chứng suy tim chưa bộc phát nặng nề.
Có thể thấy rằng, biến chứng của suy tim rất nguy hiểm, vì vậy người bệnh không nên chủ quan, lơ là với các triệu chứng cảnh báo. Cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt và trong quá trình điều trị, cần tuân thủ phác đồ bác sĩ đưa ra để có kết quả khả quan nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.