Bệnh suy tuyến thượng thận và những vấn đề cần lưu ý

Bệnh suy tuyến thượng thận được đánh giá khó nhận biết và chuẩn đoán. Vì các triệu chứng lâm sàng của bệnh không có biểu hiện rõ rệt. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, trong đó nhiều nhất ở nhóm người từ 30-50 tuổi.

Bạn đang đọc: Bệnh suy tuyến thượng thận và những vấn đề cần lưu ý

1. Tuyến thượng thận có vai trò quan trọng gì?

Mặc dù có kích thước khá nhỏ, nhưng tuyến thượng thận lại nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nó bao gồm 2 phần:

– Phần tủy thượng thận: sẽ tiết ra adrenalin và noradrenalin để có thể duy trì huyết áp, nhịp tim cho cơ thể.

– Phần vỏ thượng thận: bài tiết chủ yếu 3 loại hormone: mineralocorticoid, glucocorticoid và androgen. Ngoài ra, nó còn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh trung gian chuyển hóa và đáp ứng các miễn dịch qua glucocorticoid, thể tích tuần hoàn, huyết áp và điện giải thông tin. Hoặc điều chỉnh sinh dục thứ phát (nữ giới) qua androgen.

Bệnh suy tuyến thượng thận và những vấn đề cần lưu ý

Tuyến thượng thận có dạng hình chóp và nằm sát trên thận

Các hormone ở tuyến thượng thận có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Vì vậy, khi có bất kỳ sự suy yếu nào của tuyến thượng cũng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho những bộ phận khác trên cơ thể.

2. Nguyên nhân chính gây suy yếu tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận có thể xuất phát từ các bệnh trực tiếp tại tuyến hoặc các vấn đề sức khỏe khác gây ra. Việc xác định rõ nguyên nhân là một trong những vấn đề quan trọng trong phát hiện và điều trị sau này.

2.1. Nguyên nhân nguyên phát – bệnh suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận do các bệnh lý hay tổn thương tại chính cơ quan này:

– Đến 80% là do các bệnh tự miễn.

– Lao thượng thận.

– Thượng thận bị phá hủy do sử dụng loại thuốc: rifampicin,… hay trường hợp phải cắt bỏ 2 bên tuyến thượng thận.

– Thượng thận bị phá hoại do nấm, HIV,…

2.2. Bệnh suy tuyến thượng thận – nguyên nhân thứ phát

Suy tuyến thượng thận thứ phát đến từ các nguyên nhân:

– Sử dụng corticoid ngoại sinh thời gian dài.

– Nhiễm khuẩn thâm nhiễm trong lao.

– Bị ung thư đã di căn.

– Có các vấn đề bất thường về tuyến yên do di căn.

– Các chấn thương đã di căn.

– Viêm tuyến yên lympho bào.

3. Suy tuyến thượng thận có thể chữa khỏi?

Suy tuyến thượng thận cũng không phải bệnh lý quá hiếm gặp. Đa phần những người mắc phải bệnh đều phải duy trì sử dụng thuốc cả đời. Việc này nhằm mục đích bổ sung lượng hormone tuyến thượng thận đang thiếu hụt.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu cảnh báo suy tuyến giáp

Bệnh suy tuyến thượng thận và những vấn đề cần lưu ý

Bệnh suy tuyến thượng thận là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn

Điều trị suy tuyến thượng thận hiện nay đa phần là sử dụng thuốc Corticosteroid. Đây là phương pháp dùng hormone để thay thế. Vì thuốc có tác dụng bổ sung cortisol và aldosterone, vì khi đó cơ thể không thể sản sinh (sản sinh kém).

Loại thuốc trên có thể sử dụng với liều lượng cao và điều trị kéo dài. Nó thường không gây tác dụng phụ quá lớn với sức khỏe người bệnh. Để hạn chế các ảnh hưởng khi dùng thuốc kéo dài, người bệnh có thể tăng cường bổ sung canxi để đề phòng loãng xương, thuốc an thần để cải thiện giấc ngủ,…

4. Chế độ ăn uống cho người bị suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị cho người suy tuyến thượng thận. Dưới đây là những lời khuyên từ cần thiết dành cho người bệnh:

– Sử dụng những loại đồ ăn có hàm lượng đạm cao. Do cơ thể của người bệnh sẽ bị thiếu hụt glucose trầm trọng. Nên thực đơn ăn uống hàng ngày cần được bổ sung protein và các chất béo tốt để có thể chuyển hóa thành glucose. Từ đó giúp cơ thể được hoạt động bình thường. Các thực phẩm nên bổ sung như: cá, trứng, thịt,…

Bệnh suy tuyến thượng thận và những vấn đề cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Lí do bệnh tuyến giáp gây rụng tóc

Những loại thực phẩm có chứa hạm lượng đạm cao

– Vitamin C: khi hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm và thường xuyên mệt mỏi. Cần tăng cường bổ sung vitamin C thông qua các thực phẩm như: xoài, táo, cam, đu đủ,… Chúng giúp tăng sức đề kháng và thúc đẩy sản xuất cortisol cho cơ thể.

– Thực phẩm chứa nhiều vitamin của nhóm B: vitamin B5 và B6. Đây là nhóm dưỡng chất tham gia chủ yếu vào hoạt động sản xuất hormone của tuyến thượng thận. Viatmin nhóm B có nhiều trong: bơ, các loại đậu, yến mạch,…

– Người bị suy tuyến thượng thận cần được đảm bảo đủ lượng nước được hấp thụ vào cơ thể trong ngày. Ngoài nước lọc thông thường bệnh nhân có thể uống thêm các loại như: nước râu ngô, nước hoa quả, sinh tố,…

5. Những lưu ý cần biết về suy tuyến thượng thận

Căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh và những chú ý trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên lưu ý những vấn đề như:

– Không tự ý mua và sử dụng thuốc corticoid. Hiện nay có khá nhiều người tự ý mua và sử dụng corticoid trong điều trị xương khớp, hen suyễn,… Đó cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng suy tuyến thượng thận thứ phát. Cần lưu ý khi mắc bất kỳ bệnh lý nào, bạn cũng nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám sớm thay vì tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định đúng chuyên môn từ bác sĩ.

– Đối với người đã mắc bệnh suy tuyến thượng thận bắt buộc phải sử dụng corticoid trong thời gian dàii cũng cần thăm khám thường xuyên. Qua đó, các bác sĩ sẽ nắm bắt được tình hình tiến triển của bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

– Với người đang mắc bệnh, các cơn suy tuyến thượng thận cấp sẽ rất nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, người bệnh phải luôn mang theo thuốc dự trữ bên người. Lưu ý, căn bệnh này đòi hỏi phải dùng thuốc cả đời.

– Nếu đang điều trị song song các bệnh lý như: trầm cảm, nhiễm trùng, hay sau phẫu thuật,… người bệnh cần chú ý hơn trong việc dùng thuốc. Lúc này, bác sĩ có thể sẽ phải điều chỉnh lại liều lượng và đơn thuốc cho bệnh nhân.

Bệnh suy tuyến thượng thận hoàn toàn có thể phòng ngừa hay hạn chế nguy cơ mắc phải bằng cách duy trì lối sống khoa học.

Bệnh suy tuyến thượng thận ở Việt Nam xảy ra đa phần do sử dụng thuốc corticoid kéo dài. Đặc biệt với các bệnh nhân đang bị hen suyễn hay viêm khớp. Do đó, điều cần lưu ý đầu tiên đối với tất cả mọi người là: không tự ý sử dụng thuốc khi chưa thăm khám hay có bất kỳ chỉ định nào từ bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *