Bệnh suyễn ở trẻ em đang rất phổ biến hiện nay, theo ước tính cứ mười trẻ thì có một đến hai trẻ bị suyễn. Mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào tình trạng, độ tuổi, sức đề kháng của bé do đó các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng, căng thẳng nhưng cũng đừng chủ quan trước các dấu hiệu bệnh suyễn ở trẻ em.
Bạn đang đọc: Bệnh suyễn ở trẻ em mẹ đọc ngay những triệu chứng sau đây
Triệu chứng nghi ngờ bệnh suyễn ở trẻ em
Triệu chứng trẻ bị suyễn. (ảnh minh họa)
Ho kéo dài: Trẻ bị bệnh suyễn dễ bị ho khi vận động nhiều, sau khi khóc, sau khi cười và hay ho nhiều về đêm
Xuất hiện tình trạng trẻ khó thở, thở khò khè hay thở rút lõm lồng ngực
Thấy xuất hiện một trong các tình trạng trên trong thời gian dài mẹ nên cho bé đi thăm khám bác sĩ và thường xuyên theo dõi. Thông thường với cơn đầu tiên rất khó để chẩn đoán chính xác nên bác sĩ có thể chẩn đoán nghi ngờ hay theo dõi suyễn.
Trẻ nào dễ mắc bệnh suyễn?
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ nhỏ là gì?
Bệnh suyễn ở trẻ em có một phần là do bé bị di truyền nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác. (ảnh minh họa)
Bệnh suyễn ở trẻ em thường gặp ở một số đối tượng sau:
– Trẻ bị chàm, bị viêm mũi dị ứng.
– Trong nhà có người bị hen suyễn, nhất là cha mẹ bị hen suyễn vì bệnh có khả năng di truyền. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ trẻ bị mắc phải bệnh suyễn dù trong nhà không có ai bị mắc bệnh này.
– Trẻ hay mắc các bệnh về đường hô hấp như hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi,…
– Trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
– Trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá, đặc biệt là những người thân trong gia đình hút thuốc lá.
Các yếu tố làm khởi phát cơn suyễn ở trẻ
Một số loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, các loại hạt sẽ gây kích thích cơn hen suyễn của trẻ.
Khói bụi: Khói thuốc lá, bụi bẩn, mùi sơn là các yếu tố dễ gây kích ứng và làm tái phát cơn suyễn ở trẻ.
Trẻ vận động quá mức: nô đùa, chạy nhảy, hoạt động quá sức có thể là khởi phát cơn suyễn.
Khi trẻ rơi vào tình trạng ho lâu, kéo dài, mà không tự cắt cơn được, cơ thể tím tái phải ngồi dậy mới thở được, các bậc phụ huynh cần lập tức đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.
Việc khởi phát cơn suyễn có thể là khởi đầu dẫn đến suy hô hấp. Nếu trẻ không được xử trí hiệu quả có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Do đó ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi trẻ có các biểu hiện tái phát cơn suyễn.
>>>>>Xem thêm: Có thể trị cúm A tại nhà được không?
Khi trẻ có biểu hiện nghi ngờ bị suyễn nên cho con đi thăm khám với bác sĩ để bé được xử trí tốt nhất. (ảnh minh họa)
Chăm sóc và điều trị trẻ bị suyễn tại nhà
Ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hô hấp Nhi về cách phòng ngừa theo dõi cho trẻ bị suyễn.
Nên biết sử dụng thuốc cắt cơn tại nhà nếu bé đã từng lên cơn suyễn nặng.
Dùng thuốc xịt phải dùng đúng, tùy lứa tuổi, thao tác đúng chứ không thì xịt cũng như không.
Việc phòng ngừa cơ suyễn tái phát là điều vô cùng quan trọng, có thể phải sử dụng thuốc và xịt hàng ngày nên tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ Nhi khoa.
Tránh xa các yếu tố có thể làm khởi phát cơn suyễn ở trẻ em.
Tiêm phòng vắc-xin (chích ngừa vắc-xin) đầy đủ cho trẻ, nhất là phế cầu và cúm.
Cho con đi thăm khám ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ trẻ bị suyễn để có các biện pháp xử trí và phòng ngừa hiệu quả.
Các bậc phụ huynh có thắc mắc cần được tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Hệ thống Y tế Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.