Táo bón là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và có thể cản trở quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về bệnh táo bón ở trẻ em để có thể chủ động nhận biết, điều trị và phòng ngừa đúng cách cho trẻ.
Bạn đang đọc: Bệnh táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
1. Bệnh táo bón ở trẻ em
Táo bón ở trẻ em là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn so với bình thường, phân trở nên khó đi hơn. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể trẻ có những thay đổi bất thường hoặc do thói quen ăn uống kém khoa học.
Theo các chuyên gia, trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần được cho là táo bón. Bên cạnh đó, việc trẻ đi ngoài khó khăn, đau, căng thẳng… cũng là những dấu hiệu có thể cảnh báo tình trạng bệnh lý này.
Đây là vấn đề không hiếm gặp ở trẻ nhỏ hiện nay do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu táo bón kéo dài mà không được xử trí đúng cách có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ.
Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn so với bình thường, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ
2. Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay, các chuyên gia đã xác định có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón ở trẻ nhỏ, cụ thể như sau:
2.1. Nguyên nhân thực thể
– Trẻ bị bệnh cường giáp: Bệnh khiến hoạt động của cơ ruột trở nên suy yếu, gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
– Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: Tình trạng đại tràng của trẻ bị giãn do thiếu tế bào thần kinh cơ ruột già, dẫn tới tắc nghẽn ruột gà và gây ra táo bón.
– Bệnh đái tháo đường: Cơ thể trẻ không tiết ra insulin (loại 1) hoặc kháng insulin ngoại vi (loại 2) dẫn tới tình trạng tăng đường huyết, gây đái tháo đường.
– Một số bệnh lý liên quan tới thần kinh như bại não, tâm thần, bệnh về cột sống… cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc đái tháo đường.
2.2. Nguyên nhân chức năng
– Nhịn không đi vệ sinh: Phân bị tắc nghẽn ở trong cơ thể càng lâu sẽ càng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đi ngoài.
– Ăn thức ăn quá đặc: Trẻ sơ sinh ăn thức ăn quá đặc đột ngột cũng có thể khiến hệ tiêu hóa chưa thích ứng kịp, dẫn tới táo bón, chậm tiêu. Một số trường hợp trẻ cũng có thể mắc bệnh do cai sữa khiến bé bị mất đi nguồn cung cấp nước cơ bản.
– Thành phần protein trong sữa: Sữa công thức, sữa bột có thể có chứa thành phần protein khác nhau, khi ba mẹ thay sữa có thể khiến trẻ chưa thể thích ứng kịp và bị rối loạn tiêu hóa, táo bón.
– Thiếu hoặc mất nước: Cơ thể trẻ sẽ hấp thu chất lỏng từ thức ăn, đồ uống nên khi thiếu nước, trẻ rất dễ mắc táo bón, khó tiêu, đi ngoài khó khăn.
– Thiếu chất xơ: Chế độ ăn thiếu hụt chất xơ từ rau củ khiến thể tích phân tăng lên, khô hơn và khiến trẻ khó đi ngoài hơn.
Trẻ lười ăn rau, uống nước có thể là nguyên nhân dẫn tới táo bón
3. Dấu hiệu táo bón ở trẻ em
Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ táo bón với tình trạng trẻ khó đi ngoài, đi ngoài quá ít lần/tuần, thường là dưới 3 lần. Ngoài ra, một số dấu hiệu sau cũng có thể cảnh báo trẻ đang bị táo bón:
– Đầy hơi
– Đau dạ dày
– Phân có máu
– Bụng căng cứng
– Người mệt mỏi
– Chán ăn, ăn không ngon…
Đôi khi, táo bón ở trẻ có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy khiến cha mẹ bị nhầm lẫn. Việc phát hiện và điều trị muộn luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới thủng dạ dày, thủng ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa… Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi thấy trẻ đau bụng, khó tiêu và có các dấu hiệu kể trên để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị sốt uống nước cam được không, bố mẹ đã biết chưa?
Bệnh táo bón thường gây ra các cơn đau bụng, khó đi ngoài, người mệt mỏi… ở trẻ
4. Điều trị bệnh táo bón ở trẻ
Trẻ bị táo bón nên được đưa đi khám sớm để bác sĩ có thể điều trị kịp thời, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Hiện nay, các bác sĩ làm rỗng đại tràng để giảm tình trạng táo bón cho trẻ bằng việc:
– Thụt hậu môn: Bơm một lượng nước nhất định để tạo ra cơn mót, kích thích trẻ đi vệ sinh.
– Thuốc đặt hậu môn: Thuốc kích thích ruột hoạt động, tạo ra các cơn co, đẩy phân ra ngoài.
– Thuốc nhuận tràng để đại tràng và trực tràng hoạt động ổn định hơn, giảm cảm giác đau đớn, khó chịu cho trẻ.
– Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc chống táo bón, để trẻ có thể đi ngoài dễ dàng. Đây là thuốc có tác dụng khiến phân mềm hơn, giúp hạn chế đau đớn khi trẻ đi vệ sinh.
Cha mẹ cần lưu ý, điều trị táo bón cho trẻ bằng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe và tình mạng trẻ.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa ngộ độc thức ăn ở trẻ em
Bệnh táo bón ở trẻ em cần được điều trị kịp thời và đúng cách bởi bác sĩ có chuyên môn
5. Chăm sóc trẻ bị táo bón
Để trẻ nhanh hồi phục sau khi điều trị, cha mẹ cần lưu ý trong việc chăm sóc trẻ khoa học:
– Cho trẻ uống đủ nước và ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ để khắc phục tình trạng táo bón, khó tiêu ở trẻ em. Nước kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, giúp tiêu hóa và bài tiết thực phẩm ra ngoài dễ dàng.
– Cho trẻ ăn thức ăn có độ lỏng, mềm và dễ tiêu hóa, đặc biệt là với trẻ còn nhỏ. Nên sử dụng thực phẩm tươi xanh, an toàn vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng.
– Tập cho trẻ thói quen đi vệ đúng giờ sẽ giúp giảm hoặc phòng ngừa tình trạng táo bón. Ngay cả khi trẻ chưa muốn, cha mẹ vẫn có thể tập cho trẻ thói quen ngồi bô từ 10-15 phút trong một khung giờ cố định mỗi ngày.
– Tăm nước ấm cho trẻ để cơ thể thư giãn, kích thích máu và khí huyết lưu thông tốt hơn, giảm cảm giác khó chịu do đau bụng.
– Nếu trong quá trình điều trị mà sức khỏe của trẻ không cải thiện, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám lại ngay để bác sĩ có thể xử trí kịp thời.
Bệnh táo bón ở trẻ em tuy khá thường gặp nhưng có không ít bậc cha mẹ chủ quan dẫn tới nhiều hệ lụy khó lường đối với sức khỏe của trẻ. Để bảo vệ bé đúng cách, cha mẹ nên đưa bé đi khám khi có các dấu hiệu mắc bệnh từ sớm, giúp bác sĩ có thể điều trị kịp thời, hiệu quả hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.