Trong quá trình điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em, một trong những vấn đề mà các bậc phụ huynh cần biết để tránh làm tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng và nhanh hồi phục hơn là phải biết được bệnh tay chân miệng kiêng gì, đồng thời cần tuyệt đối tuân thủ các chế độ kiêng kỵ.
Bạn đang đọc: Bệnh tay chân miệng kiêng gì để bé nhanh hồi phục?
Chân tay miệng là bệnh khá phổ biến ở những trẻ dưới 5 tuổi, do vi khuẩn đường ruột Coxcakieruses và Ente’virus (EV71) gây ra.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ
Đây là căn bệnh khá phổ biến ở những trẻ dưới 5 tuổi, do vi khuẩn đường ruột Coxcakieruses và Ente’virus (EV71) gây ra. Bệnh lây qua đường tiêu hóa và có thể gây tử vong khi biến chứng.
Khi bị bệnh, trẻ thường bị mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng và xuất hiện các vết loét… Ở mức độ nghiêm trọng hơn, bé có thể bị nôn, sốt cao, mất nước.
Hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị, bởi vậy để giúp bé dễ chịu và nhanh hồi phục hơn, cha mẹ cần biết bệnh tay chân miệng kiêng gì để chăm sóc bé một cách tốt nhất.
Bệnh tay chân miệng kiêng gì?
Cách ly
Điều đầu tiên cần làm khi trẻ bị tay chân miệng là cách ly – không nên cho bé tiếp xúc với các trẻ bình thường để tránh lây lan thành dịch.
Thông thường, căn bệnh này sẽ kéo dài khoảng 7 – 10 ngày. Trong thời gian này, luôn giữ vệ sinh và khử trùng khu vực xung quanh nơi bé ở.
Kiêng thức ăn nóng, cay và thức ăn cứng
Trẻ bị mắc bệnh thường bị loét khoang miệng, bởi vậy cha mẹ không nên cho trẻ ăn những thức ăn nóng, cay hoặc quá cứng sẽ làm trẻ bị đau, khó chịu cũng như làm các vết loét nghiêm trọng hơn. Cha mẹ có thể nếu các món súp loãng, thành phần không có các thức ăn dễ gây nóng và cay, để nguội rồi mới cho bé ăn.
Sau khi ăn, bé cần được súc miệng sạch sẽ để tránh các mảng bám thức ăn thừa còn lại trong khoang miệng, làm các vết loét bên trong nghiêm trọng hơn cũng như cọ xát làm đau bé. Ngoài ra, những thực phẩm nhiều axit như nước chanh, cam cũng không nên cho bé uống vì có thể gây xót khiến bé khó chịu. Từ đó khiến bé càng mệt mỏi, hay quấy, bỏ ăn…
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ có phải hiện tượng
Ba mẹ cần chú ý không nên cho trẻ ngậm đồ chơi
Không cho trẻ ngậm đồ chơi
Các món đồ chơi có thể làm xước những vết loét khiến vi khuẩn dễ phát triển lan rộng hơn đồng thời làm bé bị đau. Không kể đến, đồ chơi có thể vô tình mang những vi khuẩn, khiến bé càng bị bệnh nghiêm trọng hơn hoặc mắc thêm các bệnh khác.
Đặc biệt, tuyệt đối không cho trẻ chơi chung đồ chơi với các bé khác. Đồ chơi, đồ dùng cá nhân như bát, thìa, cốc nước, bình sữa… của bé phải thường xuyên rửa sạch và tiệt trùng đầy đủ.
Chú ý cung cấp đủ chất cho bé
Bên cạnh các kiêng kỵ ở trên, cha mẹ cũng lưu ý một số vấn đề như:
Bệnh tay chân miệng không cần kiêng nước. Cha mẹ hãy tắm cho bé hằng ngày để đảm bảo vệ sinh cũng như giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Hãy sử dụng xà phòng sát khuẩn hoặc nước muối pha cực loãng (0,9%) để tắm cho bé, vừa không làm bé bị xót đồng thời giúp sát khuẩn, làm se các vết loét. Chú ý lau nhẹ nhàng không làm vỡ các bọng nước trong khi tắm cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh và cách điều trị hiệu quả
Nên cho trẻ đi khám để nhận được tư vấn tốt nhất từ bác sĩ có chuyên môn (ảnh minh họa)
Mặc dù bé không thể ăn thức ăn cứng, nhưng cha mẹ vẫn nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Ngoài những chất đạm, tinh bột, chất béo… bé còn cần được cung cấp nhiều vitamin, các chất vi lượng thông qua các loại rau xanh, hoa quả, sữa để tăng sức đề kháng.
Trong thời gian chăm sóc bé bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần luôn chú ý quan sát các dấu hiệu, triệu chứng ở bé để đề phòng biến chứng. Nếu bé có những dấu hiệu bất thường, cần đưa bé tới cơ sở y tế uy tín gần nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.