Bệnh tay chân miệng lây như thế nào là mối quan tâm của nhiều gia đình có trẻ nhỏ, đây cũng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở tuổi này. Triệu chứng của bệnh tay chân miệng khá đa dạng, thời gian đầu hơi khó phát hiện và có thể gây biến chứng khó lường. Để hiểu hơn về bệnh này cũng như cách phòng tránh và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Bạn đang đọc: Bệnh tay chân miệng lây như thế nào? Tips phòng tránh cho cha mẹ
1. Bệnh tay chân miệng là gì? Dấu hiệu và triệu chứng
1.1 Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất lại là trẻ nhỏ. Đây là một dạng nhiễm virus tuy không quá nghiêm trọng nhưng rất dễ lây lan. Bệnh có thời gian ủ khá lâu đến khi phát bệnh, dấu hiệu thường thấy là các vết loét tập trung ở khu vực miệng; tay chân thì có dấu hiệu phát ban, mẩn đỏ.
Bệnh nếu nhẹ có thể sẽ tự hết sau 7 – 10 ngày mà không cần can thiệp.
1.2 Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Thời gian ủ bệnh thường từ 3 – 7 ngày, và không có dấu hiệu đặc trưng nào cụ thể. Tuy nhiên khi bệnh bắt đầu phát thì có thể có những dấu hiệu sau đây:
– Sốt
– Cảm thấy đau họng
– Chán ăn, không muốn ăn
– Mệt mỏi.
– Ít vận động
– Các vết loét đầu tiên sẽ xuất hiện ở miệng và cổ họng của trẻ. Sau đó sẽ nhanh chóng phát ban, nổi mẩn đỏ ở tay và chân, đôi có thể sẽ xuất hiện ở mông. Triệu chứng này thường không xuất hiện ngay mà mất khoảng 1-2 ngày sau khi có vết loét ở miệng.
Khi phát triển đến một mức độ nhất định thì phần da của những vết phát ban sẽ có mảng đỏ hoặc đóng vảy lại, rồi sau đó dần dần biến mất.
Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất lại là trẻ nhỏ
2. Bệnh tay chân miệng lây như thế nào?
Đây là một dạng bệnh lây truyền bởi virus. Hai loại virus chính mà gây bệnh là: Coxsackievirus và Enterovirus. Trẻ dưới 3 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Khi bước sang độ tuổi lên 3 trẻ bắt đầu biết bò, trườn, đi, tập ăn dặm,… Những hành động ấy sẽ tự tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh hơn trước. Lúc này bố mẹ đôi khi không thể kiểm soát được những đồ vật bé cho vào miệng hay chạm vào.
Và bên cạnh đó, trẻ ở độ tuổi này cũng được cho đi nhà trẻ, tiếp xúc với nhiều trẻ hơn. Chính vì vậy mà sẽ tạo được điều kiện lây lan từ trẻ này sang trẻ khác.
Trẻ càng lớn hệ miễn dịch sẽ hoàn thiện và ít bị lây nhiễm hơn trước. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết có độ ẩm cao, dễ phát triển bệnh. Thời điểm bệnh bùng phát trong năm thường là từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
Hai con đường mà bệnh tay chân miệng lây truyền qua là đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc,… Đây chính là nơi mà những virus gây bệnh xuất hiện. Khi trẻ hắt hơi, chảy mũi, ngậm mút đồ chơi của nhau sẽ khiến lây truyền bệnh từ bé này sang bé khác. Vì virus có thể tồn tại trong nhiệt độ phòng khá lâu nên khả năng lây nhiễm càng cao. Virus gây bệnh có thể bám lên đồ dùng, đồ chơi, sàn nhà, quần áo,… Nếu người lớn không cẩn thận thì trong quá trình chăm sóc, nếu ai có hệ miễn dịch yếu thì cũng rất dễ bị bệnh tay chân miệng.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài có bọt: Nguyên nhân và cách điều trị
Thời điểm bệnh bùng phát trong năm thường là từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
3. Phòng tránh lây nhiễm cho trẻ em như thế nào
Để phòng tránh cho trẻ không bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng và tránh lây nhiễm từ bé sang người lớn thì các bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
– Thường xuyên khuyến khích trẻ rửa tay, và vệ sinh cá nhân. Nên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với những đồ vật xung quanh.
– Thường xuyên lau chùi sạch sẽ bề mặt các đồ vật trẻ tiếp xúc hàng ngày như là: đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, mặt bàn, sàn nhà,… bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng. Không gây hại cho trẻ khi tiếp xúc nhưng vẫn đảm bảo sạch khuẩn.
– Hạn chế tối đa những hành động như ôm, hôn, thơm miệng,… trẻ để tránh lây nhiễm bệnh.
– Khi đến thời gian cao điểm có thể mắc thì cần tăng cường hơn nữa việc vệ sinh sạch khuẩn đồ chơi, không gian sinh hoạt của trẻ. Việc này cần được làm không chỉ ở nhà mà cả ở nhà trẻ nữa.
– Hàng ngày gia đình, nhà trường cũng cần chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ăn chín, uống sôi, bát đũa trước khi ăn cũng cần được rửa sạch, tráng bằng nước sôi sạch sẽ,…
>>>>>Xem thêm: Thông tin cơ bản về ho gà ở trẻ, bố mẹ biết hay chưa
Nếu trẻ có những dấu hiệu liên quan đến bệnh tay chân miệng bố mẹ cần đưa bé thăm khám sớm để được can thiệp kịp thời.
Nếu như trẻ nhà bạn phát hiện bị bệnh tay chân miệng nên điều trị dứt điểm tại nhà. Tránh việc vẫn đi học vì có thể lây nhiễm cho các bạn khác. Bệnh sẽ được chữa khỏi nhanh nếu được phát hiện sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.