Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ và lây lan mạnh trong cộng đồng (nếu không được phòng chống cẩn thận). Việc hiểu biết bệnh tay chân miệng lây qua đường nào sẽ giúp việc phòng bệnh đạt hiệu quả tốt hơn, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Bạn đang đọc: Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Nếu không được chữa trị, bệnh rất dễ dẫn đến tử vong.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ em.

2. Triệu cứng bệnh tay chân miệng

Các triệu chứng của bệnh TCM bao gồm: Sốt, Nhức đầu; Ói mửa; Mệt mỏi; Khó chịu; Đau lan lỗ tai; Đau họng; Thương tổn đau rát ở răng và miệng; Phát ban không ngứa toàn thân, kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân; Loét miệng; Mụn lở và giộp da trên xuất hiện trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trở nên khó chịu; Biếng ăn; Tiêu chảy…

Triệu chứng ban đầu có thể là sốt thường kèm theo một cơn đau họng. Chán ăn và khó chịu nói chung cũng có thể xảy ra. Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát (tổn thương) có thể xuất hiện trong miệng và / hoặc cổ họng. Chứng phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi cũng gặp ở mông.

Tìm hiểu thêm: Bệnh sốt xuất huyết cần được hiểu như thế nào cho đúng

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Chứng phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi cũng gặp ở mông.

3. Thận trọng với bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm màng não do virus hoặc vô khuẩn hiếm khi có thể xảy ra với bệnh TCM.
  • Viêm não (sưng não) hoặc tê liệt. Viêm não có thể gây tử vong ở trẻ.
  • Hiện tượng mất móng tạm thời.

4. Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính thức từ nước bọt, phỏng nước, phân của trẻ bị nhiễm bệnh. Khả năng lây truyền cao nhất trong tuần đầu của bệnh. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng nước bị vỡ, tiếp xúc với đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế, bị nhiễm virus…
Tay chân miệng là bệnh lây lan mạnh trong cộng đồng đặc biệt là môi trường sống của trẻ (nhà trẻ, trường mầm non, trường học…). Do đó, khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh nên chủ động phòng chống bệnh cho con bằng cách cách li trẻ tại nhà, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý, nghỉ ngơi điều độ và được thăm khám, chẩn đoán, điều trị bởi bác sĩ.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng sốt xuất huyết, cách chăm sóc và phòng tránh

Hiện Chuyên khoa Nhi đang khám và điều trị tất cả các bệnh lý nhi khoa, trong đó có bệnh tay chân miệng.

Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa nhi khoa uy tín. Hiện Chuyên khoa Nhi đang khám và điều trị tất cả các bệnh lý nhi khoa, trong đó có bệnh tay chân miệng. Khám và điều trị tay chân miệng ở đây, trẻ sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ giỏi là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhi khoa. Chuyên khoa Nhi Bệnh viện Thu Cúc còn có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại. Không gian bệnh viện thông thoáng, sạch sẽ, không quá đông đúc nên nguy cơ lây bệnh chéo ở trẻ  không có. Do đó, các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *