Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là bệnh truyền nhiễm phổ biến, bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa và bệnh dễ bùng thành dịch. Bên cạnh việc điều trị bệnh tích cực, việc chăm sóc trẻ sao cho đúng cách tại nhà có vai trò vô cùng quan trọng để giúp quá trình phục hồi bệnh nhanh hơn. Vậy khi trẻ bị chân tay miệng, cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ sao cho đúng cách?
Bạn đang đọc: Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Cha mẹ cần chăm sóc trẻ như thế nào?
1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em nguyên nhân và triệu chứng là gì?
1.1 Nguyên nhân của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus có tên là Coxsackie A16 và Entero 71 gây ra. Bệnh thường lây lan qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng…
Bệnh xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là dưới 10 tuổi. Bệnh thường xuất xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, đặc biệt vào tháng 3 đến tháng 5, tháng 9 đến tháng 12 có xu hướng tăng cao rõ rệt.
1.2 Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là gì?
Trẻ mắc bệnh chân tay miệng sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn… Các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bọng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.
Trong từ 1 đến 2 ngày đầu nhiễm bệnh chân tay miệng, trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban hồng và có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt của da, sau đó các nốt này sẽ phát triển thành bóng nước.
Triệu chứng ban đầu của bệnh là gây sốt và kèm đau họng, bên cạnh đó trẻ còn khó chịu, biếng ăn…
Mụn nước có thể xuất hiện ở tay, chân, miệng, trong má, mông… mụn nước ít khi gây ngứa ở trẻ em nhưng lại gây ngứa dữ dội ở trẻ nhỏ. Các vết loét này thường tự khỏi trong vòng 1 tuần hoặc có thể lâu hơn.
Bệnh chân tay miệng thường gây sốt trong vài ngày đầu, các dấu hiệu cũng tương đối nhẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị loét miệng, đau họng, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là bệnh truyền nhiễm phổ biến, bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa và bệnh dễ bùng thành dịch
2. Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ gây những biến chứng gì?
Trẻ bị chân tay miệng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp phát hiện chậm trễ và không được điều trị tích cực, bệnh có thể khiến trẻ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng phổ biến của bệnh mà cha mẹ cần lưu ý như:
2.1 Biến chứng thần kinh của chân tay miệng
Những biến chứng này bao gồm các bệnh như: viêm não, viêm màng não, viêm não tủy với các biểu hiện dễ nhận biết như:
– Trẻ bị rung giật cơ, co giật từng cơn ngắn từ 1 đến 2 giây, chủ yếu ở dưới tay, chân và xuất hiện khi trẻ bắt đầu vào giấc ngủ…
– Trẻ ngủ gà, bứt rứt, run chi và đi loạng choạng mắt nhìn ngược…
– Trẻ bị rung nhãn cầu, tăng trương lực cơ, yếu và liệt chi.
– Dây thần kinh sọ não bị liệt, trẻ hôn mê, kem theo suy hô hấp, suy tuần hoàn.
2.2 Bệnh tay chân miệng gây ra biến chứng tim mạch, hô hấp
Biến chứng tim mạch và hô hấp của bệnh tay chân miệng ở trẻ đó là: viêm cơ tim , phù phổi, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch. Các dấu hiệu của bệnh bao gồm:
– Mạch trẻ tăng nhanh trên 150 lần/phút.
– Thời gian đầy mao mạch chậm trên 2 giây.
– Da trẻ nổi vân tím, đổ mồ hôi, tứ chi lạnh…
Tìm hiểu thêm: Cách xử lý khi bé bị tay chân miệng không sốt
Những biến chứng này bao gồm các bệnh như: viêm não, viêm màng não, viêm não tủy
3. Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị, do đó, mục tiêu điều trị bệnh chủ yếu là giảm các triệu chứng, tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng của trẻ.
– Khi trẻ sốt cao ở nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên cha mẹ cần chú ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Liều lượng và chỉ định cần có sự tư vấn của bác sĩ.
– Bổ sung cho trẻ uống dung dịch điện giải để bù nước và bù điện giải.
– Với những trẻ sốt và loét miệng cần bổ sung thêm vitamin C và kẽm. Bên cạnh đó, cha mẹ cần vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ trước và sau ăn bằng dung dịch glycerin borat. Việc rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, giải quyết tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống dễ dàng và thoải mái hơn.
– Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao, li bì, nôn ói thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế kịp thời.
Trẻ bị chân tay miệng nên có chế độ chăm sóc đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý:
– Cần cho trẻ sử dụng các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, súp…
– Hạn chế cho trẻ sử dụng các thực phẩm cay, nóng, dễ gây kích thích và khó tiêu hóa.
– Khi cho trẻ ăn, cần cẩn thận để không chạm đến các vết loét ở trong miệng vì dễ gây đau.
– Bổ sung cho trẻ uống thêm nước hoa quả, nước ép để tăng cường đề kháng, trẻ đang bú mẹ thì cần tăng số lần và thời lượng cho trẻ bú.
>>>>>Xem thêm: Xử trí bệnh tiêu chảy ở trẻ em mùa nắng nóng
Cha mẹ cũng cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé và đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín chất lượng nếu xuất hiện các biến chứng bất thường.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng để từ đó có cách chăm sóc trẻ đúng cách, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và hạn chế khả năng lây lan sang các bé khác trong nhà. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé và đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín chất lượng nếu xuất hiện các biến chứng bất thường.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.