Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh: chẩn đoán và điều trị

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh có khó chẩn đoán không? Làm thế nào để điều trị bệnh tay chân miệng cho các bé sơ sinh mau khỏi? Nên phòng bệnh thế nào để tránh tái mắc cho trẻ sơ sinh? Nếu bạn cũng đang có chung những thắc mắc này thì xem ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh tay chân miệng ở các bé sơ sinh nhé.

Bạn đang đọc: Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh: chẩn đoán và điều trị

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm nhiều không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh: chẩn đoán và điều trị

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc tay chân miệng cần điều trị kịp thời để ngừa biến chứng nguy hiểm sức khỏe

Tay chân miệng là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính có thể xảy ra ở đối tượng trẻ sơ sinh. Bệnh do nhóm virus đường ruột gây nên, phổ biến nhất là virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71.

Hầu hết trẻ sơ sinh mắc bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 đều xuất hiện bệnh cảnh nhẹ, dễ dàng chăm sóc và điều trị khỏi bệnh tại nhà. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh do virus Enterovirus 71, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao gặp bệnh cảnh nặng, dễ biến chứng nguy hiểm nên cần nhập viện điều trị để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bề mặt có dính giọt bắn chứa virus của người bệnh. Do đó, các gia đình có trẻ sơ sinh mắc tay chân miệng cần đảm bảo cách ly trẻ cẩn thận để không lây truyền bệnh cho mọi người xung quanh, hoặc các trẻ nhỏ khác trong gia đình mình.

Như vậy, tay chân miệng ở đối tượng trẻ sơ sinh là một bệnh lành tính. Thế nhưng, nếu bé mắc tay chân miệng không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ: biến chứng thần kinh, biến chứng tim mạch, hô hấp… Cấp độ nguy hiểm càng tăng lên khi trẻ mắc bệnh do nhiễm phải Enterovirus 71. Vì thế, ngay quan sát thấy trẻ sơ sinh xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc chân tay miệng, phụ huynh nên cho con đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

2. Cách chẩn đoán bệnh tay chân miệng ở các bé sơ sinh

Tìm hiểu thêm: Biểu hiện Cúm A và cách phân biệt với cúm thường

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh: chẩn đoán và điều trị

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện triệu chứng bất thường nên được đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời

Trẻ sơ sinh mắc tay chân miệng sau 3 -7 ngày ủ bệnh sẽ dần xuất hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh: mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ… Tuy nhiên những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường. Một số trẻ xuất hiện sớm nốt phỏng nước tay chân miệng, nhưng dễ bị nhầm với bệnh thủy đậu.

Nhằm tránh tình trạng nhầm lẫn gây áp dụng cách điều trị sai, tổn thương đến sức khỏe còn rất non nớt của trẻ sơ sinh, phụ huynh cần cho bé đi khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Tại các cơ sở uy tín như Thu Cúc TCI, trẻ sơ sinh sẽ được bác sĩ chuyên khoa nhi giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám. Bác sĩ sẽ hỏi kỹ về triệu chứng bất thường trẻ gặp phải, kiểm tra lâm sàng và chỉ định những xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán bệnh cho bé sơ sinh. Một số trường hợp khó hơn, trẻ sẽ được tiến hành thêm xét nghiệm virus để cho ra kết quả chính xác nhất.

3. Cách điều trị bệnh tay chân miệng cho bé sơ sinh hiệu quả, an toàn

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh: chẩn đoán và điều trị

>>>>>Xem thêm: Viêm amidan cấp ở trẻ em: những điều cha mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh mắc tay chân miệng mức độ nhẹ có thể điều trị và chăm sóc tại nhà

Trẻ sơ sinh với thể trạng còn rất non nớt, sức đề kháng yếu nên khi bị virus tấn công bệnh có nguy cơ diễn biến nhanh gây hệ quả nghiêm trọng. Do đó, công tác điều trị bệnh tay chân miệng cho bé sơ sinh cần đảm bảo nhanh chóng và đúng cách.

Theo các chuyên gia, việc trẻ sơ sinh mắc tay chân miệng bú sữa mẹ hàng ngày sẽ không làm lây bệnh cho mẹ. Bởi các nốt mụn bên trong miệng của bé sẽ không làm lây virus qua núm vú của mẹ.

Trẻ sơ sinh mắc bệnh tay chân miệng ở cấp độ 1, được phát hiện và điều trị sớm, thường sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Cách điều trị rất đơn giản:

– Mẹ cần tăng lượng bú và cữ bú cho bé nhiều hơn bình thường. Mục đích để giúp bù nước, tăng bổ sung dinh dưỡng, chất đề kháng để cơ thể trẻ chống lại virus gây bệnh. Trường hợp bé đang dùng sữa công thức mẹ cũng áp dụng tương tự.

– Khi trẻ sốt cao > 38,5 độ, mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý rằng, trẻ sơ sinh thì không dùng hạ sốt với Ibuprofen.

– Nếu trẻ đau miệng nhiều dẫn tới hay quấy khóc, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại gel bôi hỗ trợ giảm đau cho con.

– Không kiêng tắm cho bé sơ sinh mắc tay chân miệng. Bởi việc được tắm rửa nhẹ nhàng, nhanh chóng sẽ giúp cơ thể bé sạch sẽ, dễ chịu và nhanh hồi phục hơn.

Trường hợp trẻ sơ sinh mắc tay chân miệng có dấu hiệu hay nguy cơ cảnh báo nặng, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ cần được điều trị tại viện để được hỗ trợ kịp thời. Phụ huynh nên phối hợp với bác sĩ để con được điều trị tốt nhất.

4. Cách phòng bệnh tay chân miệng cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ

Ngay cả khi đã khỏi bệnh, trẻ sơ sinh vẫn có thể tái mắc tay chân miệng nhiều lần sau đó. Vậy nên, các gia đình có trẻ sơ sinh luôn phải nâng cao biện pháp bảo vệ bé khỏi các bệnh truyền nhiễm:

– Người chăm sóc bé khi ho hay hắt hơi nên đặt một khăn giấy trước miệng và sau đó bỏ nó vào thùng rác ngay sau khi sử dụng, ngăn ngừa nguy cơ lây truyền virus sang cho trẻ.

– Việc xử lý tã cho trẻ cần được thực hiện đúng cách, vì virus có thể tồn tại trong phân của trẻ sau khi đã khỏi bệnh từ 1-2 tháng.

– Đảm bảo rằng nhà cửa, đặc biệt là nhà vệ sinh, luôn được dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ.

– Không nên cho trẻ sử dụng chung các vật dụng cá nhân như cốc, khăn tắm… với các thành viên khác.

– Người chăm sóc cần rửa tay bằng xà phòng ít nhất trong vòng 20 giây trước khi tiếp xúc với bé, trước và sau khi thay tã cho bé, khi cho bé bú, cho bé ăn, sau khi đi vệ sinh, hoặc khi chạm vào các đồ dùng cá nhân của bé.

– Thường xuyên khử trùng các bề mặt quanh nhà và các vật dụng mà người chăm sóc và bé hay tiếp xúc.

– Người lớn cần hạn chế dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng của trẻ sơ sinh.

– Tránh để trẻ sơ sinh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng.

Trên đây là hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết đã mang tới cho các phụ huynh và quý độc giả nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc và bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi dịch tay chân miệng đang bùng phát mạnh như hiện nay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *