Trong số các bệnh thường gặp ở người cao tuổi thì thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến nhất. Theo thống kê có khoảng 30% số người trên 35 tuổi, 60% số người trên 65 và 85% số người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi khởi phát từ từ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Bạn đang đọc: Bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi
- Theo thống kê có khoảng 30% số người trên 35 tuổi, 60% số người trên 65 và 85% số người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp.
- Do khớp phải làm việc quá sức (mang vác nặng trong một thời gian dài…), đặc biệt là trong trường hợp bị biến dạng bẩm sinh hoặc mắc các bệnh làm thay đổi hình thái của khớp.
- Một số bệnh viêm khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn,… làm hủy sụn dẫn tới thoái hóa khớp.
- Do các chấn thương liên tục (trật khớp tái đi tái lại nhiều lần, tai nạn, va đập,…) của nghề nghiệp (vận động viên cử tạ, võ sĩ quyền anh, diễn viên múa…) làm mất sự ổn định của khớp và dây chằng có thể gây nên bệnh thoái hóa khớp.
Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Người bệnh đầu tiên có cảm giác đau, sau đó là sự hạn chế vận động khi bị thoái hóa khớp. Đau khi ấn vào chỗ khớp tổn thương, khi gắng sức, va đập, chấn thương từ nhẹ đến nặng, đau có tính chất cơ giới (tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi).
Từ đó làm giảm biên độ hoạt động của khớp, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến teo cơ, thậm chí là biến dạng xương.
- Những khớp lớn như cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp háng,… là những khớp dễ bị tổn thương nhất.
Những khớp lớn như cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp háng,… là những khớp dễ bị tổn thương nhất. Mỗi khớp thoái hóa có những triệu chứng khác nhau:
Cột sống thắt lưng: ở giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát, người bệnh thường thấy đau lưng nhiều vào buổi sáng, sau khi thức dậy. Sau đó tình trạng đau sẽ kéo dài cả ngày, tăng khi làm việc nhiều và giảm khi nghỉ ngơi gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Thoái hóa cột sống hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, thường ảnh hưởng đến thần kinh tọa làm người bệnh có cảm giác đau từ lưng xuống, khó thực hiện các hoạt động như cúi xuống, gập người,….
Cột sống cổ: biểu hiện chủ yếu bằng đau cổ, hạn chế cử động cổ, khó thực hiện động tác quay đầu. Khi bị thoái hóa cột sống cổ, có thể gây biến chứng đau vùng cổ do chèn ép hoặc kích thích rễ thần kinh, khiến cho người bệnh có cảm giác mỏi và đau gáy, lan đến cánh tay bên phía dây thần kinh bị ảnh hưởng, lâu ngày khiến cổ và tay đều khó hoạt động.
Khớp gối: ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo tiếng lục cục, lạo xạo mỗi khi co duỗi gối, đau nhiều hơn khi đi lại vận động, leo cầu thang; nhất là khi ngồi xổm thì đứng dậy rất khó khăn, khiến người bệnh khó đi lại. Bệnh nặng sẽ thấy tê chân, biến dạng khớp gối, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
Khớp háng: thường ở vùng bẹn và mặt trước trong của đùi, cũng có khi đau vùng mông, mặt sau của đùi khiến người bệnh đi lại, vận động khó khăn.
Tìm hiểu thêm: Bài Thuốc Nam chữa Đau Lưng Mỏi Gối Hiệu Quả Triệt Để Nhất
- Khi đã biến dạng khớp sẽ gây hạn chế vận động, co cứng cơ cạnh cột sống, cơ thang, xấu hơn nữa là bị tàn phế.
Hậu quả của thoái hóa khớp còn là biến dạng khớp, tuy xảy ra chậm chủ yếu do hiện tượng mọc thêm xương, phù nề tổ chức quanh khớp, lệch trục khớp, thoát vị hoạt dịch khớp nhưng cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Khi đã biến dạng khớp sẽ gây hạn chế vận động, co cứng cơ cạnh cột sống, cơ thang, xấu hơn nữa là bị tàn phế.
Điều trị bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Điều trị nội khoa không dùng thuốc:
- Biên pháp chung tránh cho khớp bị quá tải bởi lực đè bằng cách giảm cân (giảm áp lực lên các khớp), giảm các vận động chịu tải như mang vác nặng, quỳ gối, chạy nhảy, vận động mạnh. Người bệnh cần điều chỉnh cách sống phù hợp để hạn chế sự tiến triển của bệnh
- Vật lý trị liệu: bao gồm các biện pháp massage, kích thích cơ, các biện pháp dùng nhiệt lượng như hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân,… có tác dụng giảm đau, điều chỉnh tư thế xấu, duy trì dưỡng cơ và các mô cạnh khớp, giúp cải thiện chức năng vận động của khớp giúp người bệnh giảm đau.
- Dụng cụ chỉnh hình khớp: mang nẹp khớp giúp giữ trục khớp và giảm đau.
Điều trị nội khoa dùng thuốc:
Việc dùng thuốc bệnh nhân cần phải có chỉ định của bác sĩ, tùy vào cơ địa, tình trạng bệnh và bệnh lý kèm theo để có cách điều trị hợp lý.
- Người bệnh sẽ được dùng thuốc giảm đau thông thường để giảm đau khớp. Lưu ý người cao tuổi bị thoái hóa khớp không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tránh các phản ứng phụ và biến chứng có thể xảy ra.
- Khi không hiệu quả, có thể phối hợp thêm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) toàn thân (uống hoặc tiêm), hoặc bôi tại chỗ để giảm viêm, giảm đau. Tuy nhiên sự lạm dụng thuốc này sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ tai hại như đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hại thận.
- Chích vào khớp là một biện pháp điều trị đặc biệt, do bác sĩ chuyên khoa khớp chỉ định, thực hiện và theo dõi tại những cơ sở y tế có đủ điều kiện kỹ thuật.
- Thuốc làm chậm tiến triển của bệnh cũng được dùng trong điều trị thoái khớp.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp điều trị sớm loãng xương
- Người bệnh cần đến các chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Người bệnh cần đến các chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Sau thời gian dùng thuốc bệnh ổn định, bác sĩ sẽ cho ngừng thuốc và khuyên người bệnh nên tiếp tục vận động để phòng ngừa bệnh tái phát.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.