Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em: Biểu hiện và biến chứng

Thoát vị bẹn ở trẻ em là bệnh lý tiêu hóa phổ biến thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái, nhất là với những bé sinh non. Trẻ bị thoát vị bẹn cần thăm khám và xử trí phẫu thuật càng sớm càng tốt, tránh để biến chứng thoát vị bẹn nghẹt, có thể dẫn tới hoại tử phần tạng bị thoát vị, gây nguy hiểm cho trẻ.

Bạn đang đọc: Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em: Biểu hiện và biến chứng

1. Thoát vị bẹn ở trẻ em là gì?

Thoát vị bẹn ở trẻ em là tình trạng mô, cơ quan bên trong khoang bụng đi xuống vùng bẹn thông qua lỗ hổng trong lớp cơ của thành bụng tạo thành khối thoát vị.

Thoát vị bẹn phổ biến ở bé trai, sinh non. Thoát vị bẹn bên phải gặp nhiều hơn thoát vị bên trái. Ở nam, khối tạng thoát vị hay gặp nhất là ruột non, còn ở trẻ nữ thường là buồng trứng.

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em: Biểu hiện và biến chứng

Hình minh hoạ cơ chế thoát vị bẹn

Độ tuổi phát hiện thoát vị bẹn thường không rõ ràng. Có thể gặp ở trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên thậm chí những nam giới đã lập gia đình hoặc lớn tuổi, sau khi thăm khám mới biết mình bị thoát vị bẹn. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi trẻ có các biểu hiện bất thường bất kể dấu hiệu xuất hiện ở lứa tuổi nào.

Biểu hiện của thoát vị bẹn có thể biểu hiện rõ sau một đợt trẻ ho nhiều hoặc rặn nhiều (táo bón).

2. Nguyên nhân gây thoát vị bẹn ở trẻ

Bệnh lý thoát vị bẹn bẩm sinh xảy ra là do ống phúc tinh mạc ở trẻ em (nam) và ống Nuck ở trẻ nữ không bít lại hoặc bít lại không hoàn toàn.

Ở trẻ bình thường, vào cuối thời kì bào thai, ống phúc tinh mạc sẽ tự bít lại. Nhưng nếu vì lý do nào đó, ống này không bít được và lỗ thông rộng, ruột và các tạng trong ổ tụng có thể chạy xuống vùng bẹn (bìu) và gây ra bệnh lý thoát vị bẹn.

Trẻ có nguy cơ cao bị thoát vị bẹn

Trẻ bị thoát vị bẹn thường phổ biến hơn ở bé trai nhiều hơn bé gái, thường xảy ra ở những trường hợp sau:

  • Trẻ sơ sinh non tháng: vì ống phúc tinh mạc chưa kịp bít lại trước khi trẻ sinh ra.
  • Trẻ có ba mẹ hoặc anh chị em ruột bị thoát vị bẹn khi còn nhỏ.
  • Trẻ mắc bệnh tinh hoàn ẩn.
  • Bệnh xơ nang.
  • Loạn sản phát triển khớp háng.

3. Dấu hiệu thoát vị bẹn

Thoát vị rất phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng có thể bị bỏ quên trong vài tuần đầu sau sinh. Phụ huynh có thể sờ hoặc nhìn kỹ sẽ thấy một khối phồng ở bẹn hoặc bìu, có thể một bên hoặc cả 2 bên. Khối phồng to lên khi trẻ đứng, khóc hoặc rặn và nhỏ dần vào ban đêm khi trẻ ngủ. Khi sờ vào thấy khối phồng có nhiều ngấn, lổn nhổn, không đồng nhất. Dùng ngón tay có thể đẩy lên được.

Tìm hiểu thêm: Cơ sở nào xác định khám tiền hôn nhân ở đâu tốt?

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em: Biểu hiện và biến chứng

Cách khám thoát vị bẹn

4. Vì sao cần khám thoát vị bẹn cho bé?

Mặc dù tình trạng thoát vị bẹn không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt nhưng không nên bỏ qua các triệu chứng. Vì thoát vị bẹn báo hiệu nguy cơ biến chứng nghẹt của khối thoát vị (thoát vị bẹn nghẹt). Điển hình là trẻ trở đau đớn, quấy khóc, khó chịu đột ngột,  khối phồng không di chuyển lên được. Nếu không xử trí kịp thời phần tạng chui xuống sẽ bị thiếu máu và dễ bị hoại tử.

Biến chứng thoát vị bẹn ở trẻ có thể xảy ra nếu không được xử trí kịp thời:

  • Các cơ quan bên trong khối thoát vị bị mắc kẹt. Trẻ có thể bị đau vùng bẹn (bìu) bên thoát vị, nôn mửa, khối thoát vị cứng thậm chí vị trí khối thoát vị có thể thấy sưng, tấy đỏ. Trường hợp này được gọi là thoát vị bẹn cầm tù.
  • Khi có tổn thương mạch máu của tạng bị nghẹt do siết chặt lỗ bẹn nông và lỗ bẹn sâu làm cho kích thước của lỗ bẹn bị hẹp đi thì gọi là thoát vị bẹn nghẹt. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến hoại tử tạng thoát vị, thậm chí tổn thương tinh hoàn vì giảm cung cấp máu cho tinh hoàn. Nếu để lâu hơn có thể gây có máu trong phân, viêm phúc mạc, sốc. Các triệu chứng nghi ngờ là khi trẻ quấy khóc, đau nhiều, có thể có dấu hiệu của tình trạng tắc ruột như nôn, chướng bụng, không trung đại tiện. Khi sờ vào khối thoát vị thấy căng cứng, không di động, ấn đau nhiều.

5. Trẻ bị thoát vị bẹn có cần siêu âm không?

Hầu hết các trường hợp bác sĩ có thể chẩn đoán trẻ có bị thoát vị bẹn hay không chỉ cần nhờ vào các triệu chứng của trẻ và qua thăm khám lâm sàng.

Trong những trường hợp thoát vị bẹn mới xuất hiện và triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, thì siêu âm có thể giúp ích trong chẩn đoán, nhất là trong chẩn đoán phân biệt với trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn. Nghĩa là không phải tất cả trường hợp thoát vị bẹn đều cần phải siêu âm.

6. Phẫu thuật thoát vị bẹn ở trẻ càng sớm càng tốt

Thời điểm và phương pháp điều trị đối với thoát vị bẹn là tùy thuộc vào từng loại thoát vị. Tuy nhiên cần xử trí càng sớm càng tốt trước khi xảy ra biến chứng.

Phẫu thuật thoát vị bẹn tương ứng với 3 loại thoát vị như sau:

  • Thoát vị bẹn không nghẹt: Đối với loại thoát vị này, cần được phẫu thuật sớm khi có chẩn đoán giúp tránh biến chứng của thoát vị nghẹt. Đối với trẻ non tháng, nên phẫu thuật khi trẻ đạt cân nặng 2kg. Nguyên tắc phẫu thuật là kiểm tra khối thoát vị trước khi đẩy lên và cột cao túi thoát vị.
  • Trường hợp thoát vị bẹn cầm tù: Nên trì hoãn phẫu thuật ít nhất 24 – 48 giờ nếu có thể đẩy được tạng thoát vị vào trong ổ bụng. Mục đích là để đợi khối thoát vị hết viêm, dễ bóc tách hơn. Bác sĩ có thể tiêm thuốc an thần cho trẻ trong quá trình đẩy tạng thoát vị lên nếu trẻ khó chịu hoặc đau.
  • Thoát bị bẹn nghẹt: Là một trường hợp khẩn cấp và cần phẫu thuật ngay lập tức để có thể bảo tồn được các cơ quan bị nghẹt trong túi thoát vị.

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em: Biểu hiện và biến chứng

>>>>>Xem thêm: Giải đáp câu hỏi: Có nên khám sức khỏe trước kết hôn

Phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn – khâu lỗ bẹn nông

7. Biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật bẹn

  • Tụ máu vết mổ: biến chứng thường gặp sau phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn. Bác sĩ có thể đặt ống dẫn lưu nếu chảy máu quá nhiều hoặc sau khi bóc tách rộng rãi.
  • Tổn thương mạch máu tinh hoàn ở trẻ nam và tổn thương buồng trứng ở trẻ nữ.
  • Nguy cơ tái phát thoát vị bẹn: thường gặp trong trường hợp lỗ thoát vị bẹn lớn.

8. Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật thoát vị bẹn

Đây là việc làm rất quan trọng nhằm giúp trẻ phục hồi chức năng bình thường sau khi phẫu thuật.

Tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật, tuổi của trẻ và mức độ phức tạp của phẫu thuật mà có cách chăm sóc hậu phẫu khác nhau. Mỗi cách chăm sóc có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhân viên y tế sẽ lựa chọn và tư vấn các biện pháp thích hợp nhất cho trẻ. Điều này sẽ giúp tránh được các biến chứng không mong muốn.

Nguyên tắc chung chăm sóc sau phẫu thuật thoát vị bẹn:

  • Hầu hết trẻ có thể ăn uống bình thường sau phẫu thuật. Trừ trường hợp trẻ phải phẫu thuật cắt đoạn ruột do bị hoại tử.
  • Thời gian hồi phục tùy vào từng trẻ. Hầu hết trẻ có thể hoạt động bình thường nhưng không gắng sức trong 1-2 tuần sau mổ.
  • Vệ sinh vết mổ và theo dõi các biến chứng sau mổ có thể xảy ra. Báo ngay với bác sĩ nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện gì bất thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *