Bệnh thủy đậu kiêng gì và nên làm gì?

Bệnh thủy đậu tuy không phải bệnh ác tính nhưng nếu không biết cách giữ gìn có thể gây biến chứng. Vậy bệnh thủy đậu kiêng gì và nên ăn gì để trẻ nhanh khỏi và không để lại biến chứng là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Bạn đang đọc: Bệnh thủy đậu kiêng gì và nên làm gì?

1. Dấu hiệu bệnh thủy đậu

Thủy đậu là căn bệnh do virus gây ra có tên gọi Varicella Zoster và thường xảy ra nhiều vào thời điểm giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân, thậm chí có thể kéo dài hết mùa xuân sang đến mùa hè. Trẻ em với hệ miễn dịch non nớt sẽ thường nhiễm bệnh nhiều hơn so với người lớn. Những dấu hiệu bệnh khi trẻ mắc bệnh thủy đậu đó là:

– Mệt mỏi

– Chán ăn

– Sốt

– Sau khi xuất hiện những dấu hiệu trên khoảng vài ngày, trên da trẻ bắt đầu xuất hiện những nốt phát ban. Những nốt này lúc đầu rất nhỏ nhưng sau đó có thể phát triển thành những nốt mọng nước. Nếu bị nhiễm khuẩn thì những nốt mụn sẽ có màu đục vì bên trong sẽ có nhiều mủ.

Bệnh thủy đậu kiêng gì và nên làm gì?

Trẻ bị thủy đậu sẽ cảm thấy mệt mỏi chán ăn

Bệnh thủy đậu nếu không được chăm sóc kỹ càng có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó thường gặp nhất là nhiễm trùng da và để lại sẹo rỗ rất mất thẩm mỹ, nhất là khi xuất hiện sẹo rỗ ở vùng mặt. Chính vì vậy, khi trẻ mắc thủy đậu, cha mẹ cần chú ý xem cần phải kiêng những gì, không kiêng gì để bệnh của trẻ nhanh lành hơn, không để lại biến chứng.

2. Trẻ thủy đậu kiêng gì và không nên kiêng gì?

2.1. Trẻ bị bệnh thủy đậu kiêng gì khi ăn uống?

Khi trẻ bị thủy đậu, ngoài những thực phẩm nên bổ sung, cha mẹ cần phải tìm hiểu về những loại thức ăn không nên cho trẻ ăn, tránh làm tăng những kích ứng trên da, khiến cho da khó lành lại và tăng khả năng để lại sẹo như:

– Không cho trẻ ăn những loại thức ăn có nhiều gia vị cay và nóng như tiêu, ớt

– Hạn chế trẻ ăn những loại thực phẩm có tính nóng như hành tỏi, mù tạt, thịt chó, ngan ngỗng, quả vải, quả mận, xoài, nhãn, mít….hoặc những món ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào …sẽ là cho nóng trong, mồ hôi bị tiết ra nhiều hơn, khiến trẻ bị ngứa rát gây ra gãi là vỡ mụn, tăng khả năng bị viêm nhiễm da.

– Không nên cho trẻ ăn những đồ ăn tanh như hải sản vì những thực phẩm này có khả năng là cho da bị kích ứng, đồng thời hải sản là những loại thức ăn khá khó tiêu nên khi trẻ bị thủy đậu cha mẹ không nên cho trẻ ăn những loại này.

– Ngoài ra, trẻ con không nên ăn những đồ ăn mặn như những món kho và nấu, sẽ khiến cơ thể trẻ bị mất nước, làm gia tăng những cơn ngứa ngáy trong người, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

– Cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn sữa và những sản phẩm chế biến từ sữa quá nhiều vì những loại thực phẩm này có thể làm tăng dịch nhờn trên da, gây khả năng nhiễm trùng da

Ngoài những loại thực phẩm cha mẹ lưu ý nên kiêng khem cho trẻ thì những loại thực phẩm sau đây có thể cho trẻ ăn để nhanh khỏi bệnh hơn như:

Tìm hiểu thêm: Những xét nghiệm thường gặp ở trẻ nhỏ, ba mẹ nên biết!

Bệnh thủy đậu kiêng gì và nên làm gì?

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn cách chăm sóc trẻ

– Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau và hoa quả, đặc biệt là các loại chứa nhiều vitamin A, vitamin A, canxi, magie, kẽm…. Những loại thực phẩm đó là: cà chua, cà rốt, đu đủ, bông cải xanh, rau chân vịt, cải bắp… Với những trẻ bị vết loét ở miệng do mụn bị vỡ thì cha mẹ nên chọn những loại trái cây phù hợp, ngọt và không có vị chua sẽ khiến cho trẻ cảm thấy xót khi ăn, làm kích ứng các vết loét và làm cho quá trình hồi phục lâu hơn.

– Cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc tố, giúp làn da bớt ngứa ngáy và nhanh lành hơn.

– Nên cho trẻ ăn những loại súp và canh lỏng vì khi bị bệnh, trẻ sẽ sẽ có xu hướng chán ăn, mệt mỏi nên lựa chọn ăn những loại thực phẩm lỏng sẽ giúp trẻ dễ ăn hơn mà vẫn đảm bảo đủ chất và năng lượng cho cơ thể trẻ.

Theo các bác sĩ, thời điểm trẻ bị bệnh thủy đậu nên cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa. Trong đó các loại cháo và súp là những lựa chọn tối ưu nhất. Đối với trẻ bị nhiều nốt trong miệng thì nên ăn những loại cháo đậu xanh, đậu đỏ, ý dĩ gạo lứt hoặc những loại canh có tính thanh nhiệt giải độc, giúp cơ thể giảm các triệu chứng khó chịu và cảm giác ngứa ngáy.

2.2. Trẻ bị bệnh thủy đậu kiêng gì để không bị sẹo và lây sang cho người khác

Nếu cha mẹ không tìm hiểu để kiêng khem cho trẻ đúng cách khi trẻ mắc thủy đậu thì có thể khiến cho da trẻ khó hồi phục và làm tăng khả năng để lại sẹo. Ngoài những loại thực phẩm nên kiêng như đã nói phía trên, cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để giữ gìn cho trẻ:

– Không đưa trẻ đến những nơi đông người vì đây là căn bệnh có khả năng lây lan sang cho nhiều người. Không đưa trẻ đến nơi đông người để không làm cho bệnh bị truyền nhiễm sang người khác, nhất là không nên cho trẻ đi học để tránh các bạn nhỏ bị lây.

Bệnh thủy đậu kiêng gì và nên làm gì?

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách

Không nên đưa trẻ đến nơi công cộng tránh lây sang cho người khác

– Không cho trẻ chạm hoặc gãi vào nốt đỏ thủy đậu. Khi bị bệnh thường trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và có xu hướng phải gãi. Tuy nhiên cha mẹ nên dặn dò hoặc để ý theo dõi trẻ không để trẻ gãi làm vỡ các mụn nước trên da làm nước nước trong mụn bị vỡ ra sẽ lây lan bệnh sang những vùng da lành khác. Bên cạnh đó, cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ những bộ đồ thoáng mát, thấm mồ hôi, rộng rãi, hạn chế tình trạng tăng mồ hôi trên da có thể làm cho da bị nhiễm trùng.

– Không nên cho trẻ dùng chung đồ cá nhân với người khác. Quần áo của trẻ nên giặt riêng và phơi phóng nơi có nhiều ánh sáng mặt trời giúp diệt mọi vi khuẩn và không lây sang người khác.

– Không nên kiêng nước, kiêng tắm, ngược lại nên thường xuyên tắm rửa, thay quần áo cho trẻ hàng ngày để không cho vi khuẩn sinh sôi trên da của bé. Chỉ cần lưu ý không nên tắm quá lâu khiến trẻ bị nhiễm lạnh.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ và một số lời khuyên để cha mẹ biết nên kiêng gì và không cần kiêng gì trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà. Hy vọng khi áp dụng những cách trên, trẻ sẽ nhanh khỏi hơn và không gặp bất kỳ biến chứng nào của bệnh thủy đậu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *