Thời tiết giao mùa từ xuân sang hạ, nồm ẩm như hiện nay chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển. Bệnh thủy đậu là một trong số những căn bệnh nếu không phát hiện sớm dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy thủy đậu là gì, có nguy hiểm và dễ lây lan không? cùng bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc tìm hiểu nhé:
Bạn đang đọc: Bệnh thủy đậu lây lan nhanh, mẹ đã biết cách phòng cho bé?
1.Tổng quan về bệnh.
1.1 Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu hay còn gọi là trái rạ, là căn bệnh phổ biến thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Do virus nhiễm trùng varicella-zoster gây ra. Căn bệnh này không mới, kỳ thực nó đã xuất hiện từ thời xa xưa với tên gọi lúc bấy giờ là bệnh Đậu mùa.
Với nền y học lạc hậu lúc bấy giờ, mọi người dễ nhầm lẫn sang bệnh đầu mùa. Mãi tới thập kỷ 19, qua nhiều nghiên cứu và quan sát thực tế, năm 1767 bác sĩ người Anh William Heberden mới chứng minh 2 bệnh đậu mùa và thủy đậu là hoàn toàn khác nhau. Từ đó bệnh đậu mùa đã có tên gọi riêng và ghi nhận triệu chứng hoàn toàn riêng biệt.
Một số triệu chứng của bệnh: Cơ thể có dấu hiệu sổ mũi, sốt nhẹ từ 37 -38 độ. Bệnh nhân mắc bệnh có triệu chứng chán ăn, cảm thấy “nhạt mồm nhạt miệng”, đau cơ, chân tay rã rời, đau đầu, cơ thể uể oải mệt mỏi. Lúc này dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường.
Sau đó bắt đầu xuất hiện các nốt thủy đậu trong vòng từ 12 -24h, lan nhanh ra toàn bộ cơ thể.
Bệnh thủy đậu rất dễ lây nhiễm và bùng phát thành dịch
Dịch trong nốt thủy đậu hóa đục hơn sau 24h. Bệnh xuất hiện và kéo dài ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên trung bình là 4-5 ngày, mật độ xuất hiện là 100 – 500 nốt, phân bố toàn bộ cơ thể người nhiễm bệnh.
1.2 Bệnh thủy đậu có dễ lây không? Cách thức lây nhiễm của căn bệnh này là gì?
“Bệnh thủy đậu có lây không? Và lây qua con đường nào thì không phải ba mẹ nào cũng nắm được.
Đây bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, do đó cực kì dễ lây nhiễm và có khả năng cao lây lan bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Tuy đây là bệnh truyền nhiễm lành tính, nhưng nếu không được phát hiện sớm và tích cực điều trị thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhất là vào tiết trời nồm ẩm, thay đổi đột ngột thất thường như của Việt Nam hiện nay, càng thuận lợi cho virus sinh sôi phát triển. Ghi nhận tại một số cơ sở y tế, bệnh viện tỉnh và thành phố, số ca trẻ em đến khám chữa bệnh tăng cao.Thông thường bệnh dễ lây lan nhất qua đường hô hấp, khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với nhau thông qua giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi sổ mũi, hoặc gián tiếp qua các đồ vật bị nhiễm chất dịch như: chăn, màn, ga gối, khăn mặt, quần áo…
Đối với trẻ em, nguy cơ lây nhiễm bệnh và bùng phát thành dịch đặc biệt cao. Do đặc thù nhỏ tuổi, trẻ chưa có ý thức phòng tránh nguồn bệnh. Nhất là đối với trẻ đang học tập và gửi trông ở các cơ sở mầm non. Một trẻ nhiễm bệnh dễ dẫn đến nguy cơ lây bệnh cho các bạn trong lớp, cô giáo và các bạn khác trong trường học.
Đối với các mẹ đang mang thai, virus có thể lây qua nhau thai, gây nên tình trạng mắc thủy đậu bẩm sinh (nếu bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau khi sinh), khi đó em bé có nguy cơ bị khuyết tật hoặc tử vong khá cao.
2.Biến chứng cực kỳ nguy hiểm bạn nên biết
Thủy đậu vốn là bệnh lành tính, tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan, vì nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ gây nên nhiều biến chứng rất nguy hiểm không ngờ tới nhất là đối với trẻ em:
– Gây viêm màng não, viêm não (thường xuất hiện sau khoảng 1 tuần mọc mụn nước trên cơ thể)
Loại virus này có khả năng xâm nhập vào não, gây nên viêm màng não. Các triệu chứng đi kèm gồm co giật , hôn mê, sốt cao, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu. Biến chứng này hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.
– Dễ bị nhiễm trùng ăn vào huyết, mỗi khi các hạt nước bị cọ sát vỡ ra, bong tróc, lở loét, tạo mủ. Đặc biệt với trẻ nhỏ không ý thức được mức độ nguy hiểm, cảm giác ngứa ngáy thường lấy tai gãi, gây vỡ mụn nước nhanh chóng.
Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh ho gà ở trẻ em
Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
– Viêm khớp: Bệnh cũng có thể gây ra viêm khớp. Triệu chứng bao gồm đau nhức xương khớp, đi lại khó khăn, ứ tụ dịch khớp.
– Viêm phổi: virus gây bệnh còn dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp, gây nên các bệnh về đường hô hấp như ho, khó thở, thở khò khè, đau tức ngực… Biến chứng khởi phát từ 3-5 ngày khi nhiễm bệnh.
– Viêm tai giữa, viêm gan, viêm tim, viêm niêm mạc miệng…
3.Chủ động trang bị kiến thức để bảo vệ con yêu
Bệnh thủy đậu là căn bệnh rất dễ mắc phải. Vì vậy để phòng ngừa bệnh, ba mẹ cần nằm lòng những biện pháp phòng tránh sau đây để bảo vệ sức khỏe của chính gia đình mình nhé:
– Tiêm chủng đầy đủ: được thực hiện trong giai đoạn sơ cấp của bệnh, đây là biện pháp hữu hiệu nhất phòng tránh lây nhiễm. Hiện nay, Việt nam đang lưu hành 3 loại vác xin tiêm chủng ngăn ngừa cho cả người lớn và trẻ em.
– Vệ sinh cá nhân thường xuyên cho mọi thành viên trong gia đình, dọn dẹp sạch sẽ không gian sống.
– Hạn chế tiếp xúc với những người nhiễm bệnh, sử dụng đồ đạc cá nhân của người bệnh.
– Tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, luyện tập thể thao nhẹ nhàng.
– Cách ly người nhiễm bệnh để tránh tình trạng lây lan được nhân rộng.
– Đeo khẩu trang ở chốn đông người, nhất là khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
>>>>>Xem thêm: Toàn bộ về cách xử lý khi bị tiêu chảy cấp đúng đắn
Bệnh nhân nhi chữa biến chứng viêm phế quản tại bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc TCI
Nếu bạn hoặc con em người thân trong gia đình chẳng may mắc bệnh, lo lắng về các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, hay chưa biết cách để chữa trị, phòng ngừa sao cho hiệu quả bệnh thủy đậu. Đừng ngần ngại gọi điện đến Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc TCI để đặt lịch tư vấn và thăm khám. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm, yêu nghề, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành bên bạn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.