Sỏi thận và tiểu đường là 2 bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Có một số ý kiến cho rằng tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Để biết bệnh tiểu đường có làm tăng nguy cơ sỏi thận không? Và có những yếu tố nào làm tăng nguy cơ sỏi thận? bài viết dưới đây xin được giải đáp như sau.
Bệnh tiểu đường có làm tăng nguy cơ sỏi thận không?
Tiểu đường là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách thích hợp (insulin là một hooc môn quan trọng trong việc điều hòa đường máu). Nồng độ đường máu cao có thể gây ra những vấn đề ở bất cứ cơ quan nào trên cơ thể, trong đó có thận. Ngoài ra tỷ lệ đường trong máu cao có thể làm tăng lượng canxi, oxalate, acid uric trong cơ thể, sự tăng lên của những chất này đều có thể dẫn đến nguy cơ sỏi thận.
Đặc biệt, nếu bạn bị tiểu đường loại 2, nước tiểu của bạn có tính axit cao, tình trạng này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận sỏi thận.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận
Sỏi thận là sự lắng đọng, kết tinh lâu ngày của các chất khoáng trong nước tiểu, sự lắng cặn của các chất khoáng này do nhiều nguyên nhân:
Uống ít nước
Người uống ít nước, có thói quen nhịn tiểu hoặc bị mất nước quá nhiều qua đường mồ hôi có nguy cơ bị sỏi thận cao. Nguyên nhân là do khi lượng nước nạp vào cơ thể không đủ khiến lượng nước tiểu giảm, nồng độ tinh thể trong nước tiểu trở nên đậm đặc, các chất đọng lại tăng lên dễ hình thành sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Người có chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn giàu đạm động vật, nhiều muối, ăn quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng cao oxalate, canxi… là những nguyên nhân chính gây bệnh sỏi thận.
Do dùng một số thuốc
Lạm dụng thuốc lợi tiểu, thường xuyên sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa nhiều thành phần canxi hoặc dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng… cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Do có tiền sử sỏi thận
Người bị sỏi thận nếu không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và không có chế độ ăn uống khoa học thì rất dễ khiến sỏi thận tái phát.
Người mắc một số bệnh lý
Các bệnh chuyển hóa, người bị các rối loạn về đường tiết niệu hoặc viêm ruột mạn tính, người mắc bệnh gout… cũng có nguy cơ cao bị sỏi thận.
Người làm việc trong môi trường nắng nóng
Người lao động, làm việc trong môi trường lao động nắng nóng, nhiệt độ cao có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận. Nguyên nhân là do ra nhiều mồ hôi làm giảm lượng nước tiểu bài tiết qua thận.
…
Các phương pháp điều trị sỏi thận
Tùy vị trí, kích thước sỏi mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tán sỏi phù hợp
– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ: Áp dụng cho sỏi nhỏ dưới 2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và nhỏ hơn 1,5cm.
– Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser: Chỉ định cho sỏi thận lớn hơn 2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và lớn hơn 1,5cm.
– Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser: Cho sỏi thận mọi vị trí, mọi kích thước.
– Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: Với sỏi niệu quản 1/3 giữa và 1/3 dưới, sỏi bàng quang nhỏ hơn 1cm và lớn hơn 1cm nhưng không thể ra ngoài theo đường nước tiểu.
Để có biện pháp điều trị và phòng ngừa sỏi thận kịp thời thì bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát bệnh sỏi thận.
Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn