Hiện nay trình độ phát hiện và phẫu thuật tim bẩm sinh rất tốt. Có thể phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em khi siêu âm thai. Nhưng có nhiều bé phát hiện trễ, khiến việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ba mẹ hãy tham khảo những thông tin dưới đây để nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em và có biện pháp xử trí kịp thời tốt nhất cho con.
Bạn đang đọc: Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em: Nhận biết và điều trị kịp thời
Những biểu hiện nghi ngờ bé mắc bệnh tim bẩm sinh
bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em, trẻ thường có những biểu hiện sau:
– Tím đầu ngón tay, ngón chân, tím môi, tím lưỡi, đặc biệt là khi bé khóc hoặc lao động quá sức.
– Bé khó thở khi bú
– Thở rên
– Khi nghe tim có tiếng thổi bất thường
– Không tăng cân hay sụt cân từ khi còn nhỏ
– Trẻ lớn thì mệt khi vận động mạnh
Khi con có các biểu hiện nghi ngờ bệnh tim bẩm sinh nêu trên, nên cho bé đi khám để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán đúng, chẩn đoán sớm cho con.
Hiện nay siêu âm tim, điện tim có thể giúp đánh giá các chỉ số bất thường về tim của bé. Từ đó các bác sĩ sẽ lấy căn cứ để chẩn đoán tiếp và phát hiện sớm cho con.
Trẻ bị tim bẩm sinh không lên cân nên đi khám dinh dưỡng vì rất khó chỉnh chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt việc sử dụng một số thuốc để điều trị các bệnh mà bé mắc phải cũng cần phải theo chỉ định của bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến bệnh tim bẩm sinh của con.
Các loại dị tật tim bẩm sinh ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Đau tim nhói bị đau nhói ở lồng ngực trái, vị trí tim
Hình ảnh giải phẫu tim. (ảnh minh họa)
Các dị tật tim bẩm sinh ở trẻ em được chia thành nhiều loại, từ đơn giản đến phức tạp. Ngày nay người ta thường phân loại các dị tật tim bẩm sinh dựa theo ảnh hưởng của nó đối với các luồng máu chảy trong cơ thể của trẻ gồm:
Nhóm tim bẩm sinh không có luồng thông
Với nhóm này, thường trẻ không bị tím, lượng máu lên phổi bình thường hoặc giảm. Bao gồm Hẹp động mạch phổi, Hẹp động mạch chủ, Hẹp eo động mạch chủ.
Nhóm tim bẩm sinh có luồng thông từ trái sang phải
Có lỗ thông đưa máu đi từ các buồng tim bên trái sang tim bên phải. Trong nhóm tim bẩm sinh này, lưu lượng máu đi qua phổi sẽ gia tăng (tăng tuần hoàn phổi) và thường không gây ra triệu chứng tím (trừ khi luồng thông đã bị đảo chiều do áp lực mạch máu phổi gia tăng cao hơn áp lực mạch máu của hệ thống).
Nhóm tim bẩm sinh có luồng thông từ phải sang trái
Có lỗ thông đưa máu đi từ các buồng tim bên phải sang tim bên trái, thường gây ra triệu chứng tím và lưu lượng máu đi qua phổi có thể tăng (tăng tuần hoàn phổi) hay giảm (giảm tuần hoàn phổi).
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em điều trị như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Nhồi máu cơ tim thành sau và các dấu hiệu trên điện tâm đồ
Hiện nay y học phát triển, bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em có nhiều phương pháp can thiệp mang lại hiệu quả cao cho trẻ. (ảnh minh họa)
Ngày nay, với sự phát triển của ngành Tim mạch học can thiệp, đối với một số bệnh tim bẩm sinh ngoài việc phải phẫu thuật để sửa chữa các dị tật ở tim, các Bác sĩ Tim mạch Nhi khoa có thể đưa các thiết bị/dụng cụ vào tim từ các mạch máu như động mạch/tĩnh mạch đùi hay dưới đòn qua da để bít các lỗ thông trong tim hay nong và sửa chữa các van bị hẹp mà không cần phải mở lồng ngực cho trẻ.
Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo, hiện nay Hệ thống Y tế Thu Cúc chưa thực hiện dịch vụ phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em. Nhưng các bác sĩ có thể thăm khám để giúp phát hiện sớm các biểu hiện nghi ngờ bệnh từ đó chẩn đoán và tư vấn cách điều trị tốt nhất cho con.