Bệnh tim có di truyền không là vấn đề mà chị Thu Hà (Hải Phòng) đặt câu hỏi thắc mắc đến bệnh viện Thu Cúc, để nhờ các bác sĩ tư vấn.
Bạn đang đọc: Bệnh tim có di truyền không? Giải quyết thắc mắc
1. Thắc mắc về vấn đề bệnh tim di truyền
Chào các bác sĩ bệnh viện Thu Cúc. Em là Thu Hà, 27 tuổi. Em đã lập gia đình và có ý định sinh con trong năm tới. Tuy nhiên, em có một băn khoăn muốn nhờ các bác sĩ giải đáp giúp để có thể tự tin khi quyết định sinh con.
Em nghe nói bệnh tim là bệnh di truyền mà chồng em lại bị bệnh tim. Nên cả 2 vợ chồng đều lo sợ nếu sinh con ra, cháu sẽ bị di truyền bệnh tim của bố. Vậy xin bác sĩ cho em hỏi bệnh tim có di truyền không? Mong bác sĩ giải đáp sớm. Xin cảm ơn! (Thu Hà – Hải Phòng)
2. Giải đáp của bác sĩ
Chào chị Thu Hà, chúng tôi đã nhận được thắc mắc của chị thông qua địa chỉ hòm thư tuvan@thucuchospital.vn. Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc tới cho chúng tôi. Trước tiên, chúng tôi rất đồng cảm và chia sẻ với những lo lắng của chị.
Chị Hà thân mến, sinh con là mong muốn của bất cứ cặp vợ chồng nào. Tuy nhiên, để sinh con khỏe mạnh đòi hỏi những người làm cha, làm mẹ phải thực sự quan tâm tới tất cả các yếu tố liên quan, đặc biệt là sức khỏe. Việc vợ chồng chị lo lắng con sinh ra có thể bị bệnh di truyền là điều vô cùng dễ hiểu. Để giải tỏa lo lắng này của chị, chúng tôi xin cung cấp tới chị một vài thông tin cơ bản như sau:
2.1. Bệnh tim có di truyền không?
Hầu hết các bệnh lý tim đều không phải là bệnh di truyền. Chỉ một số bệnh lý tim như bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại hoặc hội chứng Brugada… có tính chất gia đình. Do vậy, nếu chồng chị không mắc các bệnh lý về tim có tính chất gia đình như đã nêu ở trên thì anh chị hoàn toàn có thể yên tâm khi quyết định sinh con.
Bệnh tim gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các cơ quan khác
2.2. Đưa trẻ đi khám định kỳ
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi phát hiện trẻ có các biểu hiện không tốt về tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ sẽ giúp bố mẹ phát hiện được những nguy cơ gây bệnh.
2.3. Điều trị ổn định bệnh tim trước khi sinh con
Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, người bệnh nên tới các bệnh viện có chuyên khoa tim để được thăm khám và điều trị sớm nhất. Kiểm tra sức khỏe tim mạch giúp người bệnh loại bỏ nỗi lo bệnh tật và có hướng điều trị tối ưu nhất.
Anh chị có thể trực tiếp tới bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để được các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu về tim mạch ở đây thăm khám và tư vấn điều trị cụ thể. Thu Cúc TCI là một bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế, luôn lấy Y đức và chất lượng khám chữa hàng đầu làm tiêu chí hoạt động.
Tại Thu Cúc TCI, người bệnh sẽ được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn và thâm niên hàng đầu về tim mạch tại Việt Nam thăm khám. Đây là những người đã từng công tác tại các bệnh viện lớn trên cả nước, được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Không chỉ vậy, Thu Cúc TCI với hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, tối tân sẽ hỗ trợ tối đa quá trình chẩn đoán bệnh.
Tìm hiểu thêm: 7 biến chứng suy tim thường gặp và cách phòng tránh
Hệ thống máy móc hiện đại hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác
Các phương pháp chẩn đoán công nghệ cao được áp dụng như: điện tâm đồ, x-quang ngực, siêu âm tim…giúp các bác sĩ nhanh chóng đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp, khoa học nhằm mang tới kết quả điều trị hiệu quả. Bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi điều trị tại đây.
3. Sơ lược về bệnh tim
3.1. Bệnh tim có di truyền không và nguy cơ tử vong
Các bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn thế giới. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim thậm chí nhiều hơn cả bệnh lý ung thư. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người tử vong do bệnh tim mạch, chiếm đến 33% ca tử vong.
Bệnh tim là các bất thường về cấu trúc của trái tim hoặc của các mạch máu, dẫn tới rối loạn hoạt động tim. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Bệnh có thể tiến triển âm thầm hoặc đột ngột gây ra tình trạng cấp tính với các triệu chứng như nhồi máu cơ tim, đột tử, đột quỵ…
3.2. Bệnh tim có di truyền không: Các yếu tố nguy cơ
– Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn nữ giới.
– Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh tim càng tăng. Do sau thời gian dài làm việc, tim bị yếu đi, động mạch xơ vữa, vách tim dày hơn làm giảm khả năng co bóp của tim.
>>>>>Xem thêm: Bệnh hẹp động mạch vành: biểu hiện, mức độ nguy hại và cách điều trị
Người lớn tuổi có nguy cơ mắc tim mạch cao hơn
– Di truyền: Nếu gia đình có người thân từng bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
– Môi trường sống: Căng thẳng kéo dài dễ làm tăng huyết áp dẫn tới bệnh tim
– Lười hoạt động thể dục thể thao
– Thừa cân, béo phì, hàm lượng cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến rối loạn mỡ máu
– Chế độ ăn uống ít chất xơ và nhiều chất béo, cholesterol dễ gây bệnh
– Bệnh nhân bị tiểu đường có nguy cơ biến chứng thành bệnh tim mạch
– Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá
3.3. Cách phòng bệnh tim mạch
Người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh lý về tim mạch bằng các biện pháp sau:
– Theo dõi và kiểm soát các chỉ số huyết áp, lượng cholesterol và đường trong máu
– Hạn chế hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và các chất kích thích
– Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh
– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
– Giữ cân nặng ổn định, tránh béo phì
– Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng quá mức
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.