Bệnh tim đập nhanh biến chứng thế nào và cách điều trị

Bệnh tim đập nhanh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ, tử vong.

Bạn đang đọc: Bệnh tim đập nhanh biến chứng thế nào và cách điều trị

1. Bệnh tim đập nhanh xảy ra như thế nào?

Bệnh tim đập nhanh xảy ra phụ thuộc vào thể trạng, giới tính và độ tuổi người bệnh. Đối với người trưởng thành, nếu nghỉ ngơi không vận động, nhịp tim chuẩn từ 60 – 100 nhịp/phút. Nếu vượt quá mốc này sẽ được cho là nhịp tim nhanh.

Với các vận động viên thể thao chuyên nghiệp hoặc những người thường xuyên luyện tập thể thao thì nhịp tim sẽ đều đặn và dao động từ 40 – 50 nhịp/phút. Người cao tuổi nhịp tim khoảng 60 – 80 nhịp/phút. Nếu trên 80 nhịp/phút, người bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện như hồi hộp, khó thở… Những trường hợp này là nhịp tim nhanh và cần phải điều trị. 

Bệnh tim đập nhanh biến chứng thế nào và cách điều trị

Bệnh tim đập nhanh xảy ra phụ thuộc vào thể trạng, giới tính và độ tuổi người bệnh.

2. Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh tim đập nhanh

Về cơ bản, khi nhịp tim nhanh hơn bình thường, cơ thể sẽ xuất hiện một số bất thường để cảnh báo như:

– Khó thở, thở hụt hơi, rướn người lên để thở dễ dàng hơn.

– Hồi hộp: Người bệnh có cảm giác hồi hộp, lo lắng dù không có chuyện gì quan trọng.

– Đánh trống ngực: Người bệnh có thể nhận biết rõ tiếng đập thình thịch của tim, cảm giác lồng ngực rung lên và có thể bị mất một nhịp.

– Đau thắt vùng ngực, đau đầu.

–  Một số người bị choáng, ngất: Đây là trường hợp rất nguy hiểm nên cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được các bác sĩ can thiệp kịp thời. 

3. Nguyên nhân dẫn tới bệnh tim đập nhanh là gì?

Một số nguyên nhân tim đập nhanh và cần được thăm khám ngay là:

– Căng thẳng, lo âu, hoảng sợ, xúc động mạnh.

Trầm cảm.

Tập luyện, làm việc quá sức. 

– Phản ứng khi dùng các chất kích thích như caffeine, nicotine, amphetamines, cocaine, thuốc ho có chứa pseudoephedrine, thuốc cảm cúm.

Sốt.

Thay đổi hormone do mang thai hoặc rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

– Do tác động từ bệnh cường giáp, suy giáp.

4. Biến chứng nguy hiểm khi tim đập nhanh

Bệnh tim đập nhanh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

– Ngất: Tim đập quá nhanh và kéo dài sẽ gây ra hiện tượng tụt huyết áp đột ngột, khiến bệnh nhân bị ngất.

– Ngưng tim: Một số trường hợp nhịp tim quá nhanh có thể dẫn tới tim ngừng đập và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh.

– Suy tim: Nhịp tim nhanh làm xuất hiện những cơn rung nhĩ và là nguyên nhân dẫn tới suy tim nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.

– Đột quỵ: Đây là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch. Tim đập nhanh, rung nhĩ có thể hình thành nên các cục máu đông và gây tắc mạch máu và dẫn tới đột quỵ. 

Tìm hiểu thêm: Cách điều trị bệnh tim lớn Bệnh có nguy hiểm không

Bệnh tim đập nhanh biến chứng thế nào và cách điều trị

Tim đập nhanh có thể dẫn tới đột quỵ nếu không được điều trị kịp thời.

5. Điều trị bệnh tim đập nhanh tại nhà như thế nào?

5.1. Uống đủ nước 

Khi cơ thể thiếu nước, người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng. Thiếu nước khiến lượng máu bị suy giảm, làm thay đổi nồng độ chất điện giải trong máu.

Do đó, để phòng ngừa hay cải thiện tình trạng tim đập nhanh, bạn cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Dù không khát nước, bạn nên uống thành từng ngụm nhỏ. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước trái cây, sữa…

5.2. Bổ sung chất điện giải

Chất điện giải như natri, magie, kali, canxi… giúp thúc đẩy hoạt động co bóp của cơ tim. Khi nồng độ các chất điện giải bị rối loạn sẽ dẫn đến bất thường về nhịp tim. 

Chất điện giải có nhiều trong trái cây, hạt ngũ cốc, sữa, phô mai, yến mạch, hải sản… Vì thế, hãy tăng cường các loại thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày của bạn. Lưu ý, không bổ sung natri bằng cách ăn nhiều muối, tránh dẫn tới cao huyết áp.

5.3. Làm mát cơ thể

Thời tiết nóng bức, nền nhiệt cao, da khô, đổ mồ hôi nhiều khiến cơ thể dễ mất nước và dẫn đến tình trạng nhịp tim nhanh. Do đó, bên cạnh việc uống đủ nước, bạn có thể làm mát cơ thể để cải thiện bệnh tim đập nhanh.

5.4. Tập luyện thể dục thể thao

Người bị rối loạn nhịp tim nên vận động với những bài tập nhẹ nhàng thường xuyên. Lưu ý không nên tập quá sức có thể gây áp lực lên tim, khiến bệnh thêm tồi tệ. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ và huấn luyện viên trước khi thực hiện tập luyện.

5.5. Tránh xa chất kích thích 

Những chất kích thích khiến cơ thể tăng cường tiêu thụ oxy, làm tim phải co bóp nhiều hơn, dẫn đến đập nhanh. Bạn nên tránh xa rượu bia, thuốc lá và ma túy để cải thiện bệnh và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm khác. 

5.6. Thư giãn cơ thể

Căng thẳng, áp lực cũng là nguyên nhân khiến tim đập nhanh hơn bình thường. Lúc này, bạn hãy hít thật sâu và thở ra nhẹ nhàng, đồng thời thư giãn cơ thể, không làm việc nặng để điều hòa nhịp tim.

5.7. Thăm khám bác sĩ

Bệnh tim đập nhanh biến chứng thế nào và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Cảm giác đột quỵ sắp diễn ra cần biết để xử trí kịp thời

Nếu tim đập nhanh diễn ra thường xuyên, không rõ nguyên nhân, đi kèm khó thở người bệnh nên đi khám ngay.

Song song với việc áp dụng các phương pháp tự điều trị tại nhà, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám đúng bệnh.

Nếu tình trạng tim đập nhanh diễn ra thường xuyên, không rõ nguyên nhân, đi kèm khó thở, rướn người mới thể thở được; lo lắng, bồn chồn và đau tức ngực; đau đầu, chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu, người bệnh nên đi khám ngay. Bởi những trường hợp trên nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, có thể dẫn tới suy tim, ngưng tim, đột quỵ, thậm chí tử vong.

Khám tại bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa sẽ khai thác tiền sử bệnh tật, thăm khám lâm sàng và chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị. Những xét nghiệm tim cơ bản bao gồm siêu âm tim, ECG – điện tâm đồ, Holter – điện tâm đồ…

Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách trị tim đập nhanh đúng cách và hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chữa trị tại nhà, kết hợp với các phương pháp điều trị đặc hiệu cho từng loại bệnh và tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *