Bệnh tim hở van 2 lá: Những biến chứng nguy hiểm

Trong các bệnh lý van tim, hở van 2 lá không phải là thể bệnh phổ biến nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích về bệnh tim hở van 2 lá và những biến chứng do bệnh gây ra. 

Bạn đang đọc: Bệnh tim hở van 2 lá: Những biến chứng nguy hiểm

1. Bệnh hở van tim 2 lá là gì, có nguy hiểm không?

Hở van 2 lá tình trạng van tim nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái không thể đóng lại hoàn toàn, khiến máu từ thất trái có thể trào ngược lại nhĩ trái. 

Bệnh hở van tim 2 lá có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, mức độ hở van và tình trạng sức khỏe thực tế của bệnh nhân.

Nếu bệnh được phát hiện sớm khi còn ở mức độ nhẹ thì có thể chưa gây ra triệu chứng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí không cần điều trị. Người bệnh chỉ cần thực hiện lối sống khoa học sẽ giúp bệnh cải thiện. 

Nếu để van tim hở nhiều rồi mới điều trị hoặc trì hoãn điều trị thì bệnh hở van tim 2 lá có thể tiến triển rất nhanh, gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong trong thời gian ngắn.

Các nghiên cứu cho thấy một khi hở van 2 lá trở nên trầm trọng, khoảng 10% bệnh nhân không có triệu chứng trước đó sẽ biểu hiện triệu chứng mỗi năm sau đó. Khoảng 10% bệnh nhân bị hở van tim 2 lá mạn tính do sa van 2 lá đòi hỏi các phương pháp điều trị kỹ thuật cao. 

Bệnh tim hở van 2 lá: Những biến chứng nguy hiểm

Hở van tim 2 lá ở giai đoạn đầu thường không nguy hiểm, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng khó lường.

2. Các biến chứng của bệnh hở van 2 lá 

Các biến chứng của bệnh hở van tim 2 lá bao gồm: suy tim, rối loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc.

2.1 Suy tim 

Hở van 2 lá khiến cho lượng máu cung cấp cho thất trái giảm. Tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ máu cho thất trái và cung cấp cho động mạch chủ đi nuôi cơ thể. Theo thời gian, tim trở nên suy yếu, không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy tim thường xảy ra khi hở van 2 lá không được theo dõi và điều trị đúng cách.

2.2 Rung nhĩ trong bệnh tim hở van 2 lá

Rung nhĩ là tình trạng rối loạn điện học ở tâm nhĩ. Biểu hiện là nhịp nhĩ nhanh và không đều.  Đây là biến chứng rối loạn nhịp tim thường gặp ở các bệnh nhân có van 2 lá bị hẹp. 

Sự xuất hiện của tình trạng rung nhĩ càng làm lượng máu đi nuôi cơ thể giảm đi đáng kể. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ, tắc mạch chi do hình thành cục máu đông trong các buồng tim. Bệnh được điều trị bằng các loại thuốc chống đông máu. Trong nhiều trường hợp có thể thực hiện phương pháp shock điện để chuyển nhịp về bình thường.

2.3 Biến chứng khi sinh ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ bị hở van tim 2 lá thường có nguy cơ xảy ra các biến cố trong và sau khi sinh. Nếu mắc bệnh ở mức độ nhẹ, ít có các triệu chứng thì thai phụ vẫn có thể đáp ứng được việc sinh nở. Nhưng nếu hở van mức độ nặng gây ra nhiều triệu chứng thì việc chuyển dạ sẽ gặp nhiều khó khăn. Sản phụ cũng có khả năng sẽ xuất hiện các biến chứng nặng khi sinh. 

Nếu không may mắc căn bệnh này thì thai phụ cần được theo dõi và kiểm soát sức khỏe bằng việc thăm khám thường xuyên với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch và thực hiện lối sống lành mạnh trong suốt thai kỳ. 

Tìm hiểu thêm: Cơ chế bệnh thấp tim và cách điều trị bệnh 

Bệnh tim hở van 2 lá: Những biến chứng nguy hiểm

Rung nhĩ là một trong những biến chứng của bệnh tim hở van 2 lá.

3. Cách chẩn đoán sớm bệnh hở van tim 2 lá

Phát hiện sớm hở van 2 lá là rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh này, ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn. 

3.1 Các dấu hiệu nhận biết 

Các trường hợp hở van 2 lá nhẹ, bệnh nhân thường có rất ít triệu chứng. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, vẫn có những dấu hiệu của bệnh như: 

– Khó thở, thấy rõ hơn khi bệnh nhân khi nằm xuống

– Mệt mỏi

– Tim đập nhanh, cảm thấy hồi hộp đánh trống ngực

– Chóng mặt, hoa mắt

– Sưng chân, mắt cá chân

– Ho khan, nhất là vào ban đêm

Khi bệnh càng tiến triển xấu, các triệu chứng này sẽ càng trở nên rõ ràng với mức độ nặng hơn và thời gian lâu hơn. Điều này xảy ra do nhĩ trái tăng kích thước, áp lực động mạch phổi và áp lực tĩnh mạch tăng lên và thất trái mất bù.

Ở các trường hợp hở van 2 lá cấp tính, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng suy tim điển hình. Bạn cần chú ý để nhận diện các triệu chứng này sớm nhất có thể, đi khám sớm để xác định trước khi quá muộn.

3.2 Các chẩn đoán khi thăm khám bệnh tim hở van 2 lá

Do các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu khá mơ hồ nên đa phần người bệnh phát hiện bệnh khi tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám các vấn đề khác. 

Vì vậy, việc chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch là vô cùng cần thiết. Tại đây, các bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng của bệnh nhân nếu có, bệnh sử… Ở các bệnh nhân mắc bệnh hở van 2 lá, khi nghe tim, các bác sĩ sẽ thấy xuất hiện tiếng thổi do dòng chảy bất thường của máu. 

Nếu nghi ngờ hở van tim 2 lá, bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm, chụp chiếu như:

– Siêu âm tim 

Siêu âm Doppler có thể phát hiện dòng chảy hở van và tăng áp động mạch phổi. 

Siêu âm tim (có thể là 2 chiều hoặc 3 chiều) được sử dụng để xác định nguyên nhân và mức độ hở van, kiểm tra mức độ vôi hóa vòng van nếu có, kích thước và chức năng của thất trái và nhĩ trái.

Ngoài ra siêu âm qua thực quản có thể được tiến hành nếu nghi ngờ viêm nội tâm mạc hoặc huyết khối van tim.

Bệnh tim hở van 2 lá: Những biến chứng nguy hiểm

>>>>>Xem thêm: Phòng và điều trị nhồi máu cơ tim

Siêu âm có thể chẩn đoán sớm bệnh hở van tim 2 lá hiệu quả.

– Điện tâm đồ

Điện tâm đồ có thể cho thấy giãn nhĩ trái và phì đại thất trái, thiếu máu cục bộ. Cũng bởi vậy, kỹ thuật này thuờng được chỉ định trước tiên.

– Chụp X-quang 

X quang ngực có thể đánh giá tình trạng phù phổi, các biến đổi hình dạng tim không rõ ràng trong các trường hợp cấp tính; thấy giãn nhĩ trái và thất trái, sung huyết phổi, phù phổi đi kèm với suy tim… trong các trường hợp mạn tính. 

– MRI tim

Là biện pháp không xâm lấn giúp ghi lại hình ảnh van tim bị tổn thương. Giúp đo chính xác phân suất tống máu và xác định nguyên nhân gây giãn cơ tim với hở 2 lá.

Ngoài ra, một số xét nghiệm cận lâm sàng khác có thể được chỉ định như: xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu, chụp cắt lớp đa dãy…

Các kết quả chẩn đoán là căn cứ quan trọng xác định phương pháp điều trị.

Tóm lại, bệnh tim hở van 2 lá là căn bệnh không hề đơn giản. Để phát hiện bệnh sớm, bạn cần theo dõi tốt sức khỏe để nhận thấy sớm những điều bất thường dù là nhỏ nhất. Cùng với đó là thăm khám thường xuyên và thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp bạn phòng và phát hiện bệnh sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *