Bệnh tim mạch không nên ăn gì?

Bệnh tim mạch không nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Hãy cùng xem lời khuyên từ các chuyên gia y tế trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bệnh tim mạch không nên ăn gì?

1. Câu hỏi về bệnh lý tim mạch

Liên quan đến chế độ ăn cho người mắc các bệnh lý tim mạch, chị Thảo Nguyên (Hải Phòng) đã gửi câu hỏi thắc mắc về bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. 

Chào bác sĩ! 

Tôi có em gái bị bệnh tim mạch. Theo tôi được biết, chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp ích rất nhiều cho việc điều trị, giảm thiểu được các yếu tố nguy cơ và phòng tránh bệnh tiến triển xấu. Xin hỏi bác sĩ, bệnh tim mạch không nên ăn gì? Cảm ơn bác sĩ! (Thảo Nguyên – Hải Phòng).

2. Bác sĩ trả lời câu hỏi “Bệnh tim mạch không nên ăn gì?”

Nhận thấy vấn đề của chị Nguyên cũng là thắc mắc của nhiều bệnh nhân tim mạch khác, các bác sĩ, chuyên gia y tế tại Thu Cúc TCI đã cập nhật câu trả lời tại website, để các bạn đọc cùng tham khảo.

Chào bạn Thảo Nguyên! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Câu hỏi bệnh tim mạch không nên ăn gì của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Bạn Thảo Nguyên thân mến! Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp bảo vệ trái tim khỏe mạnh hơn, phòng tránh được các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Người bệnh tim mạch cần có tư vấn của bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, hỗ trợ việc điều trị bệnh.

2.1. Người bệnh tim mạch không nên ăn gì? 

Người bệnh tim mạch không nên ăn mặn và hạn chế tối đa chất béo. Theo đó, người bệnh tim mạch chỉ nên ăn tối đa 5g muối/ngày, tránh ăn các món mặn như: Cá mắm, cá khô, ruốc, thức ăn xào nấu mặn…

Những món ăn chứa nhiều chất béo như thịt mỡ, phô mai, kem và bơ cần hạn chế tối đa. Do những món ăn này làm tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu gây nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

Bệnh tim mạch không nên ăn gì?

Người tim mạch không nên ăn các món ăn nhiều chất béo

Người bệnh tim mạch không nên uống quá nhiều nước vì có thể gây phù, khó thở thậm chí là ngộ độc nước. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên uống khoảng 1 lít nước/ngày. Để biết chính xác lượng nước cần thiết cho cơ thể, người bệnh tim mạch cần được tư vấn trực tiếp mời bác sĩ.

Rượu bia và thuốc lá là những thứ tuyệt đối cần “nói không” vì đây là những chất có tác động xấu không chỉ tới tim mạch mà còn tới gan, dạ dày và phổi. Những người mắc bệnh cơ tim thì bạn phải tuyệt đối kiêng bia rượu hoàn toàn. Hút thuốc lá có thể gây xơ vữa động mạch, thiếu máu não, nhồi máu cơ tim và thậm chí suy tim.

2.2. Các thực phẩm người bệnh tim nên sử dụng

– Rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đây là loại thực phẩm ít calo, giàu chất xơ, có chứa các chất giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. 

– Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mì làm bằng ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp người bệnh tim mạch cải thiện tình trạng sức khỏe. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ có thể được sử dụng như một bữa ăn hằng ngày. 

Tìm hiểu thêm: Lý giải tình trạng ăn muối đột quỵ

Bệnh tim mạch không nên ăn gì?

Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ có lợi cho người bệnh tim mạch

Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm làm từ ngũ cốc người bệnh tim mạch không nên sử dụng là: bột mì tinh chế, bánh bông lan, bánh mì trắng, bánh quy, bắp rang bơ…

2.3. Lưu ý khi ăn

– Người bệnh nên có thói quen xác định khẩu phần ăn bằng cách đo lường các loại thực phẩm sẽ sử dụng. 

– Không ăn quá nhiều làm dư thừa calo.

– Nên chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít năng lượng.

– Hạn chế thực phẩm đóng hộp hoặc đồ ăn nhanh.

– Xây dựng thực đơn hằng ngày để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

2.4. Một số lưu ý giúp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh tim mạch không nên ăn gì?

>>>>>Xem thêm:  Đẻ chỉ huy bằng truyền oxytocin tĩnh mạch

Khám sức khỏe định kỳ nhằm theo dõi kịp thời các diễn biến bệnh tim mạch

– Sử dụng Aspirin thấp liều trước khi ngủ: Làm giảm 28% nguy cơ mắc bệnh mạch vành đối với người chưa từng bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ tim mạch.

– Tăng cường acid folic: Acid folic có nhiều trong cải broccoli, ngũ cốc… giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

– Đánh răng, súc miệng: Giúp người bệnh giảm vi khuẩn trong miệng, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tim. 

– Chocolate đen: Với tác dụng làm máu lưu thông tốt, không bị vón cục. 

– Tỏi: Tỏi giúp giảm tối đa tình trạng tổn thương tim sau phẫu thuật hoặc nhồi máu cơ tim. 7. – Mật ong: Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp phòng chống các bệnh tim mạch. 

– Cười nhiều hơn: Người lạc quan và hay cười ít có vấn đề về tim mạch hơn so với người bi quan, ít cười. 

– Tránh khí monoxide carbon: Tiếp xúc lâu dài với khí monoxide carbon, dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ vón cục máu, dẫn đến tai biến tim mạch. 

– Tránh tình trạng gia tăng huyết áp.

– Kiểm soát cân nặng: Tăng cân khiến mức cholesterol và triglyceride cao dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch.

Để phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch hiệu quả, người bệnh cần kết hợp thực hiện tốt các phương pháp trên. Đặc biệt, nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng, người bệnh nên đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *