Bệnh trầm cảm là gì? Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ

Bệnh trầm cảm đang được coi là kẻ thù trong một môi trường xã hội hiện đại và phát triển, theo các nghiên cứu của các nhà khoa học thì cuộc sống càng tiên tiến và phát triển bao nhiêu thì tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm càng cao. Vậy bệnh trầm cảm là gì?

Bạn đang đọc: Bệnh trầm cảm là gì? Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ

1.Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất.

Bệnh trầm cảm là gì? Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ

Trầm cảm là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại

Trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến. Theo thống kê, đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.

2.Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm?

Trầm cảm thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên khoảng 15-30 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Số lượng bệnh nhân nữ được chẩn đoán trầm cảm nhiều hơn nam, nhưng cũng có thể là vì nữ giới thường đi tìm giải pháp chữa trị nhiều hơn nam.

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm, bao gồm:

  • Độ tuổi: trầm cảm thường bắt đầu từ 15-30 tuổi.
  • Sau khi sinh bé, một số người bị trầm cảm sau sinh.
  • Có tiền sử mắc rối loạn lo lắng, rối loạn nhân cách giới hay rối loạn sau sang chấn.
  • Lạm dụng thức uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện trái pháp luật.
  • Một số tính cách như thiếu tự tin vào bạn thân, quá độc lập, tự chỉ trích bản thân hay bi quan.
  • Mắc bệnh nặng hay bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường hay bệnh tim.
  • Dùng một số loại thuốc như thuốc chữa cao huyết áp hay thuốc ngủ (hãy bàn với bác sĩ của bạn trước khi ngưng dùng bất kì thuốc nào).
  • Những chấn thương hay căng thẳng, như bị lạm dụng về thể xác và tình dục, mất đi người mà mình yêu thương, mối quan hệ khó khăn hay vấn đề về tài chính.
  • Có họ hàng ruột thịt mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, nghiện rượu hay đã tự tử.

3.Bệnh trầm cảm làm sao để chữa trị?

Người bệnh khi có dấu hiệu trầm cảm cần đến bệnh viện để được bác sĩ Nội thần kinh thăm khám, chẩn đoán mức độ trầm cảm và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Bổ sung vitamin đúng cách để tăng cường sức khỏe

Bệnh trầm cảm là gì? Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ

>>>>>Xem thêm: Chỉ số hồng cầu trong máu cho biết điều gì?

Người bệnh trầm cảm cần được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị hiệu quả

Dùng thuốc

Các thuốc được dùng là thuốc chống trầm cảm có thể có các tác dụng phụ như:

  • Đau đầu, buồn nôn;
  • Khó ngủ và căng thẳng;
  • Kích động hoặc bồn chồn;
  • Gây ra các vấn đề về tình dục.

Bạn phải hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm vì thuốc có thể khiến người dùng (đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và những bệnh nhân đang bị kích động) có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tử trước khi thuốc thực sự có tác dụng.

Một số thuốc giúp làm tăng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn có thể được kê toa cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng liên quan, nhưng thường phải mất khoảng 2-3 tuần trước khi các thuốc này có tác dụng.

Tâm lý trị liệu

Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ dạy cho bạn những cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến bạn bị trầm cảm. Liệu pháp này còn giúp bạn thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh bớt trầm trọng hơn.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *