Bệnh trào ngược dạ dày

Ở các nước phương Tây, tỉ lệ người mắc bệnh trào ngược dạ dày lên đến 15 – 30% dân số – một con số không hề nhỏ. Trong những năm gần đây, số người mắc bệnh này tại Việt Nam cũng có xu hướng tăng lên. Bệnh trào ngược dạ dày dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm thanh quản, hen…

Bạn đang đọc: Bệnh trào ngược dạ dày

  • điều trị bệnh trào ngược dạ dày
  • Trào ngược dạ dày nên kiêng gì
  • bệnh dạ dày có di truyền không

Bệnh trào ngược dạ dày

Do thói quen sinh hoạt không điều độ ngày càng có nhiều người mắc bệnh trào ngược dạ dày

Vì sao bị trào ngược dạ dày?

Hiện tượng này xảy ra khi các cơ chế chống trào ngược tại chỗ nối giữa thực quản và dạ dày hoạt động không tốt. Điều này có thể do cơ thất thực quản dưới bị yếu nên không thể đóng kín thực quản khi xảy ra dòng trào ngược của dịch vị acid từ dạ dày lên.

Bên cạnh đó, các yếu tố thuận lợi khiến cho bệnh trào ngược dạ dày dễ xảy ra bao gồm: thoát vị hoành, phụ nữ đang mang thai, bệnh xơ cứng bì, tình trạng béo phì, thuốc lá, rượu bia, việc sử dụng một số thuốc trong điều trị tăng huyết áp, hen, chống trầm cảm…

Những triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày

_ Ợ hơi

_ Ợ nóng, ợ chua

_ Đau, tức ngực

_ Buồn nôn, nôn

_ Nhiều nước bọt

_ Ho, hen, đau họng, khàn giọng

_ Khó nuốt, đắng miệng

Tìm hiểu thêm: Phân biệt giữa đau dạ dày và đại tràng

Bệnh trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày có thể khiến bạn khó chịu buồn nôn

Cần phát hiện sớm và điều trị dứt điểm

“Thời gian trước tôi thường bị ợ nóng, có cảm giác nóng rát ở vùng ngực sau xương ức, các biểu hiện này thường xuất hiện sau bữa ăn khiến tôi luôn cảm thấy khó chịu. Khoảng nửa tháng sau khi có triệu chứng trên tôi đi khám bị chẩn đoán là bệnh trào ngược dạ dày. Tôi đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ và thấy cũng đỡ hơn nhiều” – chị Thanh Hoa chia sẻ.

Theo các chuyên gia tiêu hóa, bệnh trào ngược dạ dày cần được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm, để tránh những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra nếu kéo dài.

Tùy thuộc mức độ của bệnh, có thể điều trị bằng các phương pháp sau đây:

Làm giảm độ acid của dạ dày bằng các thuốc kháng acid (làm trung hòa acid trong dạ dày), các thuốc kháng H2 (làm giảm tiết acid ở dạ dày), và các thuốc ức chế bớm proton (làm giảm tiết acid tốt nhất). Nên dùng thuốc ức chế bơm proton ngay từ đầu, chi phí điều trị cao nhưng bù lại có thể làm giảm triệu chứng nhanh nhất và giảm được số lần phải tái khám.

Bệnh trào ngược dạ dày

>>>>>Xem thêm: TVTT: Các bệnh lý tiêu hóa thường gặp trong mùa hè

Tập luyện vừa sức tránh béo phì cũng là cách hạn chế bệnh trào ngược dạ dày mà bạn nên biết

Thiết lập cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học có thể phòng bệnh trào ngược dạ dày:

_ Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, các loại thức ăn và gia vị chua cay…

– Tránh cúi gập người, tránh vận động hoặc đi nằm ngay sau khi ăn.

– Tập thể dục thể thao vừa sức để tránh béo phì

– Tránh mặc quần áo bó sát, thắt lưng quá chặt.

– Ngủ nằm đầu cao bằng cách kê cao đầu giường khoảng 15 – 20cm.

– Tránh ăn quá no, nên chia ra nhiều bữa nhỏ.

Khám sức khỏe đình kì 6 tháng một lần để tầm soát bệnh trào ngược dạ dày nói riêng và các bệnh lý khác, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh.

Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về bệnh trào ngược dạ dày và đặt lịch khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 để được giải đáp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *