Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nguy hiểm?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Gần 50% trẻ sơ sinh sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý, đây là hiện tượng bình thường và ít gây hại. Khi hệ tiêu hóa của con dần hoàn thiện, tình trạng sẽ tự hết. Một số ít trẻ bị trào ngược dạ dày bệnh lý, cần có biện pháp can thiệp để ngăn ngừa các biến chứng sau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu vì sao trẻ nhỏ hay bị trào ngược dạ dày thực quản và cách xử trí khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản để con dễ chịu hơn.

Bạn đang đọc: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nguy hiểm?

1. Định nghĩa trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng cơ thắt ở phía đầu trên của dạ dày – thực quản “đóng, mở không đều” khiến những thành phần có trong dạ dày gồm thức ăn, không khí, dịch dạ dày, muối mật,… bị đẩy ngược lên thực quản. Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thường biểu hiện ngay sau khi ăn, đặc biệt là ăn no như: trớ ít sữa ra miệng, nôn sau khi bú no, có thể kèm theo ợ hơi. 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nguy hiểm?

Hình ảnh mô tả trào ngược dạ dày thực quản

2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Sở dĩ trẻ sơ sinh hay bị trào ngược dạ dày thực quản là do: 

– Khi vừa mới sinh ra hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn chỉnh: thực quản ngắn, thành mỏng, lớp cơ thắt co thắt thực quản và dạ dày hoạt động chưa tốt, do đó các thành phần có trong dạ dày dễ bị đẩy ngược lên thực quản, gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. 

– Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa tự ngồi được, khi ăn (bú) con thường phải nằm, do đó dễ khiến sữa, dịch ở dạ dày bị đẩy lên gây nôn trớ, đặc biệt là những bé bú nhanh và nhiều.

– Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh chưa chứa được nhiều nên khi bú vượt mức con sẽ dễ bị nôn trớ.

– Thời kì 2-3 tháng tuổi con thường bắt đầu tập lẫy, nên khi lẫy trẻ dễ bị nôn trớ thức ăn ra ngoài, kèm theo cả dịch dạ dày. Đặc biệt trẻ mới ăn no xong cho tập lẫy, bé rất trào ngược dạ dày thực quản.

– Với những trẻ bú bình mẹ cũng cần để í, nếu núm ti quá rộng khiến sữa xuống quá mạnh con cũng dễ bị sặc, trớ, dễ xảy ra hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản.

3. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có đáng lo? 

3.1. Trào ngược dạ dày thực quản sinh lý

Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, phần lớn phụ huynh không cần quá lo. Khi bé lớn hơn, tầm 7-8 tháng tuổi con có thể tự ngồi, hệ tiêu hóa của con cũng hoàn thiện hơn, hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sẽ ít đi và thường sẽ tự hết khi trẻ biết đi.

Có khoảng 50% trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý, đây là hiện tượng bình thường, ít gây hại và sẽ tự hết. Phụ huynh cần quan tâm khi trẻ bị trào ngược chậm tăng cân, gây nghẹt thở do hít phải phần thức ăn, dịch từ dạ dày và đường thở, hoặc axit trong dạ dày gây viêm thực quản. Nhưng số này thường ít, phần lớn trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản là vô hại. 

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị sốt xuất huyết: Cha mẹ không nên chủ quan

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nguy hiểm?

Trẻ sơ sinh hay bị trào ngược dạ dày thực quản, đây chủ yếu là hiện tượng sinh lý bình thường.

3.2. Trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý

Một số ít trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý (là do bé mắc phải bệnh lý bẩm sinh nào đó ở dạ dày, thực quản, cơ co thắt dạ dày thực quản có vấn đề,…). Những trẻ này cần có biện pháp can thiệp để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm sau này như: tổn thương thực quản, thanh quản, barrett thực quản, bệnh lý vùng họng, răng miệng,…

4. Điều gì khiến phụ huynh lo sợ khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản? 

Phần lớn các bậc phụ huynh lo lắng, sợ hãi khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, vì: 

– Bé nôn trớ kèm khò khè cần cổ.

– Có thể có đờm nhớt nhiều trong họng khiến con không nuốt được.

– Trẻ quấy khóc, chán ăn.

Mẹ đừng quá lo lắng, những điều mẹ cần làm là dỗ bé đừng để bé khóc tiếp vì khi con càng khóc càng dễ nôn trớ, đồng thời mẹ nên học cách chăm sóc để hạn chế trào ngược dạ dày-thực quản ở trẻ xảy ra.

5. Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

– Cho trẻ bú với lượng vừa phải: nên cho con bú thành nhiều cữ, mỗi cữ bú nên cho trẻ bú với lượng vừa phải. Nên cho bé bú ít hơn mức no một chút vì khi bú quá mức, vượt quá dung tích dạ dày sẽ dễ gây trào ngược dạ dày thực quản. Khoảng cách giữa 2 lần bú nên cách nhau ít nhất là 2 tiếng rưỡi.

Tránh trêu đùa bé ngay sau khi vừa ăn xong. Không đè ép lên bụng của con sau khi mới ăn xong. Vừa bú xong, nên cho bé đứng hoặc bế đi lại tầm 20-30 phút không nên cho nằm luôn.

Nên vỗ ợ hơi cho con sau khi bú xong, không dừng giữa chừng để cho trẻ ợ.

Khi ngủ nên cho bé nằm ngửa, gối cao đầu một chút. Không cho bé nằm sấp (tránh nguy cơ đột tử).

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nguy hiểm?

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ nguy hiểm không?

Vỗ ợ hơi sau khi bé bú (ăn) xong sẽ giúp bé hạn chế trào ngược dạ dày – thực quản

6. Trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản khi nào cần đi khám bác sĩ? 

Trẻ cần được thăm khám ngay khi:

Trẻ chuyển từ trớ sang nôn ói.

Tình hình không cải thiện sau khi phụ huynh đã áp dụng các biện pháp trên.

Chậm tăng cân.

– Trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản và có vấn đề về hô hấp như thở nhanh, khó thở,…

– Nôn ra máu hoặc dịch mật có màu xanh.

– Có cảm giác nghẹt thở hoặc ngưng thở trên 10 giây.

Phần lớn trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản không phải dùng thuốc, tình trạng sẽ tự hết khi bé lớn hơn. Một số trường hợp cần sử dụng thuốc,  phụ huynh phải cho con đi thăm khám và chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không được cho bé dùng thuốc chống trào ngược khi chưa được thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ nhi khoa. 

Hiện nay, có rất nhiều bậc phụ huynh dùng thuốc nam hay các bài thuốc dân gian theo mách bảo để chữa chứng trào ngược dạ dày- thực quản ở trẻ. Điều này là SAI LẦM, vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường và thường sẽ tự hết khi bé lớn hơn. Việc sử dụng thuốc nam không những không giúp trẻ hết trào ngược mà còn dễ có nguy cơ bị ngộ độc thuốc, gây nguy hiểm cho con. 

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ uy tín quy tụ nhiều bác sĩ nhi khoa giỏi từ các bệnh viện lớn ra làm việc như Nhi Trung ương, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, viện E,… được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn chăm sóc sức khỏe bé yêu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *