Bệnh trào ngược từ dạ dày lên thực quản

Bệnh trào ngược từ dạ dày lên thực quản là một trong những bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa. Những người mắc bệnh này thường phàn nàn rằng bệnh khiến họ cảm thấy khó chịu, mất tự tin trước đám đông và việc ăn uống không được thoải mái làm giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị triệt để.

Bạn đang đọc: Bệnh trào ngược từ dạ dày lên thực quản

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (hay Gastroesophageal Reflux Disease – GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên thực quản.

Thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản mỗi khi chúng ta ăn uống. Trong điều kiện sinh lý bình thường, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày. Sau đó cơ vòng sẽ tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,..

Bệnh trào ngược từ dạ dày lên thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày lên thực quản là một trong những bệnh thường gặp khiến bạn khó chịu

2. Dấu hiệu bệnh trào ngược từ dạ dày lên thực quản

2.1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Ợ hơi thường xuyên là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ợ nóng là cảm giác nóng rát, nóng bỏng vùng thượng vị và sau xương ức, lan dọc lên phía trên, xuất hiện nhiều sau khi ăn hoặc khi bệnh nhân nằm.

Ợ chua là cảm giác chua khi dịch vị trào lên miệng sau khi bệnh nhân ợ ra, để lại vị chua trong miệng.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.

2.2. Buồn nôn và nôn

Axit trào ngược vào họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm. Nguyên nhân do tư thế khi ngủ và đây là thời điểm hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.

2.3. Đau tức thượng vị và vùng ngực

Bạn có thể có cảm giác đau thượng vị, bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay. Khi axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực. Người bệnh cần tránh nhầm lẫn triệu chứng này với các bệnh tim mạch và bệnh phổi.

2.4. Khó nuốt (khi có loét hoặc chít hẹp thực quản)

Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Hậu quả là đường kính thực quản bị thu hẹp. Điều này khiến người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.

2.5. Dấu hiệu trào ngược từ dạ dày lên thực quản: Khàn giọng và ho

Dây thanh quản bị tổn thương, phù nề khi tiếp xúc với axit dạ dày gây tình trạng khàn giọng, khó nói. Theo thời gian người bệnh có triệu chứng ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.

2.6. Miệng tiết nhiều nước bọt

Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.

Ngoài 6 triệu chứng phổ biến trên, người bệnh trào ngược dạ dày còn có thể gặp các triệu chứng khác như khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn viêm phổi,…

3. Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản thuộc hai cơ chế:

– Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới;

– Sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày.

Cơ thắt thực quản dưới có thể bị suy yếu vì những lý do:

– Tác dụng phụ của thuốc một số loại thuốc như: Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen, thuốc huyết áp,…

– Thói quen sinh hoạt dùng các chất kích thích và có cồn như: cafein, rượu, thuốc lá,…

– Các bệnh lý: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, nhiễm trùng ở thực quản gây xơ yếu cơ vòng thực quản, các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành,…

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa acid hay sự quá tải bên trong dạ dày bao gồm

– Bệnh lý dạ dày: Rất nhiều bệnh lý dạ dày là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản như viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị dạ dày…

– Thói quen ăn uống: Ăn quá no, tiêu thụ nhiều thực phẩm khó tiêu (nước có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa,…)

Một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản có thể kể đến gồm: Thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng, mang thai, stress,…

3. Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Việc xác định xem bệnh nhân có bị trào ngược dạ dày thực quản hay không chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng như đã mô tả ở trên và có thể tiến hành nội soi họng – thanh quản hoặc nội soi thực quản – dạ dày để tìm kiếm tổn thương. Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, cần đi khám chuyên khoa để phát hiện kịp thời, điều trị dứt điểm.

3.1. Nội soi tiêu hóa trên chẩn đoán trào ngược từ dạ dày lên thực quản

Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán tình trạng viêm thực quản, loét, xuất huyết và hẹp thực quản. Bác sĩ có thể đánh giá độ dài của các vết xước trên niêm mạc thông qua kết quả nội soi. Đồng thời phạm vi lan rộng và được mức độ tổn thương của thực quản cũng được xác định rõ.

Có hơn 60% trường hợp bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản mà không có hình ảnh viêm thực quản trên nội soi. Tình trạng này còn được gọi là trào ngược không viêm. Bác sĩ cần phân loại đúng tình trạng để đưa ra được liệu trình điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết dấu hiệu đau ruột thừa

Bệnh trào ngược từ dạ dày lên thực quản

Người bệnh cần thăm khám kịp thời với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa

3.2. Chụp X-quang thực quản

Phương pháp chụp X-quang thực quản cũng được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh trào ngược. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện khi dựa trên triệu chứng lâm sàng nghi ngờ người bệnh có biến chứng teo hẹp, loét thực quản hoặc thoát vị hoành.

3.3. Đo áp lực nhu động thực quản

Đo áp lực nhu động thực quản có khả năng đánh giá chức năng cơ thắt thực quản dưới và các cơ thắt khác của thực quản. Phương pháp này thường được chỉ định trước và sau phẫu thuật trào ngược hoặc ở những bệnh nhân trào ngược không đáp ứng điều trị. Dựa vào kết quả áp lực nhu động thực quản, bác sĩ có thể loại trừ các rối loạn vận động thực quản hiếm gặp.

3.4. Đo pH, trở kháng thực quản 24H

Đây được xem là tiêu chuẩn chẩn đoán hàng đầu trong việc xác định tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở người bệnh dựa trên số cơn trào ngược acid lên hầu họng trong 24 giờ, pH hầu họng. Đo pH, trở kháng thực quản 24H giúp xác định chính xác trào ngược acid, acid yếu hoặc kiềm dạng dịch hoặc khí dung lên mũi, họng và khí quản.

Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ sẽ tập trung vào bệnh sử của người đến khám và dấu hiệu lâm sàng điển hình như đau tức ngực, ợ nóng và ợ trớ để xác định được tình trạng trào ngược dạ dày.

4. Phương pháp điều trị bệnh trào ngược từ dạ dày lên thực quản

4.1. Điều trị nội khoa bằng thuốc

Điều trị nội khoa chiếm 80 – 85% trong điều trị bệnh này. Các thuốc được sử dụng chủ yếu là: Thuốc kháng acid như gastropulgite, maalox… có chứa magne và aluminum. Các thuốc này có tác dụng tăng pH của dạ dày lên nhanh, vì vậy làm giảm nhanh triệu chứng nhưng thời gian tác dụng ngắn (chỉ 1 – 2 giờ) và có thể gây tiêu chảy với thuốc có chứa magne và táo bón với thuốc có chứa aluminum.

Thuốc giảm tiết dịch vị loại ức chế H2 cũng có tác dụng nhanh nhưng ít hiệu quả đối với viêm thực quản nặng do trào ngược và tỷ lệ tái phát cao.

Hiện nay, thuốc giảm tiết dịch vị tốt nhất đang được khuyến cáo sử dụng là các chất ức chế bơm proton (PPIs) như omeprazole, pantoprazole… và đặc biệt hiệu quả là esomeprazole. Các thuốc này giảm tiết dịch vị tốt, ít tác dụng phụ và hiệu quả điều trị cao.

Bệnh trào ngược từ dạ dày lên thực quản

>>>>>Xem thêm: 7 triệu chứng viêm đại tràng co thắt bạn cần biết

Tinh thần thoải mái lạc quan sẽ hỗ trợ tốt cho việc điều trị

4.2. Lối sống và chế độ ăn uống

Thay đổi lối sống và điều chỉnh thực đơn hỗ trợ tốt trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày.

– Người bệnh nên nghỉ ngơi, làm việc và sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, stress.

– Ăn thành từng bữa nhỏ, không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn..

– Lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như thực phẩm từ tinh bột (bánh mì, bột yến mạch) hay đạm dễ tiêu.

– Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa…).

– Giảm sử dụng các thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm chua cay.

– Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas, không sử dụng các chất kích thích.

– Giữ cân nặng hợp lý.

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trào ngược từ dạ dày lên thực quản bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *