Bất cứ người nào cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ, vì đó là một loại bệnh có liên quan mật thiết tới thói quen sinh hoạt hàng ngày của con người. Bệnh trĩ không khó chữa, nhưng nhiều người chữa không khỏi do điều trị không dứt điểm hoặc chưa có phương pháp điều trị hợp lý.
Bạn đang đọc: Bệnh trĩ – cần điều trị dứt điểm
Những người bị bệnh trĩ thường cảm thấy “ám ảnh” mỗi lần đi đại tiện
Muốn chữa bệnh trĩ hiệu quả và triệt để thì trước tiên người bệnh phải đi khám và nên đi khám càng sớm càng tốt, tức là ngay từ khi có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi. Độ nặng của bệnh phụ thuộc vào mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ nên việc chữa trị càng sớm thì càng nhanh khỏi, càng đơn giản, giảm đau đớn, giảm biến chứng và giảm được chi phí điều trị.
Chị Kiều Trang (nhân viên bán hàng Online) chia sẻ: “mình không có thói quen uống nhiều nước và lại rất thích ăn đồ ngọt; cộng thêm là tính chất công việc ngồi máy tính 10 giờ một ngày nên bị trĩ. Ban đầu chủ quan không đi khám, tự mua thuốc về uống nhưng để lâu thành ra bệnh nặng. Mình mới đi thắt trĩ được khoảng gần 1 tháng. Giờ phải chịu khó vận động đi lại, uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh theo lời bác sĩ dặn.”
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ: Điều trị nội khoa và điều trị bằng thủ thuật, phẫu thuật
Điều trị bảo tồn bằng nội khoa ở mức độ nhẹ
_ Ngâm hậu môn vào chậu nước muối ấm 0.9% hàng ngày 1-2 lần, mỗi lần 15 phút.
_ Sử dụng thuốc có tác dụng làm bền các tĩnh mạch, cơ chế tác động là làm giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
_Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ, thuốc bôi tại chỗvà thuốc đặt giúp chống viêm tại chỗ và tác dụng trợ tĩnh mạch như Mastu-S, protolog…
Tìm hiểu thêm: Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu của bệnh trĩ là gì và cách nhận biết hiệu quả
Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ có thể điều trị bằng nội khoa
Điều trị bằng thủ thuật, phẫu thuật
- Chích xơ: được chỉ định trong các trường hợp trĩ độ1và trĩ độ 2
- Thắt trĩ bằng vòng cao su: được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và độ 2
- Quang đông hồng ngoại: được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2
- Phẫu thuật cắt trĩ như: cắt khoanh niêm mạc, cắt từng búi trĩ, Phẫu thuật bằng phương pháp Longo…
Trường hợp bệnh nhân bị trĩ sa nghẹt nên dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm hậu môn vào chậu nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới tiến hành phẫu thuật cắt trĩ.
Trĩ ngoại thường không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có các triệu chứng viêm nhiễm hoặc bị tắc mạch. Khi điều trị tắc mạch, bác sĩ thường rạch lấy cục máu đông, bệnh nhân sẽ có cảm giác dễ chịu và hết đau ngay sau khi mổ.
Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về cách điều trị bệnh trĩ và đặt lịch khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được giải đáp.
Video tham khảo tư vấn điều trị bệnh trĩ dứt điểm:
Bệnh trĩ cần được phát hiện và điều trị sớm