Bệnh trĩ có chơi thể thao được không: Giải đáp và gợi ý

Bệnh trĩ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu bệnh trĩ có chơi thể thao được không, có gây cản trở gì không. Những môn thể thao nào phù hợp cho người bệnh trĩ?  Bài viết hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc này cho quý độc giả.

Bạn đang đọc: Bệnh trĩ có chơi thể thao được không: Giải đáp và gợi ý

1. Giải đáp thắc mắc: Có nên chơi thể thao khi bị trĩ?

1.1. Khái quát về bệnh trĩ

Bệnh trĩ (hemorrhoids) là tình trạng xuất hiện tình trạng giãn ra quá mức ở các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới. Bệnh trĩ được phân thành 2 loại dựa theo đặc tính búi trĩ: Trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids). Ở trĩ nội, vị trí búi trĩ xuất hiện là bên trên đường lược của hậu môn và trực tràng. Đối với trĩ ngoại, vị trí búi trĩ xuất hiện là bên ngoài ống hậu môn, nằm dưới đường lược. Ngoài ra bệnh trĩ hỗn hợp là bệnh lý kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại.

Theo cấp độ bệnh, cả bệnh trĩ nội và ngoại được chia thành 4 cấp độ.

Đối với trĩ nội, các cấp độ được xác định dựa trên độ sa ra ngoài của búi trĩ. Ở cấp 1, búi trĩ vẫn còn nằm nguyên trong ống hậu môn. Giai đoạn này là nhẹ nhất. Ở cấp độ 2, búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài nhưng tự co vào được. Ở cấp độ 3, búi trĩ phải dùng tay đẩy mới co vào được. Ở cấp độ 4, búi trĩ hoàn toàn nằm bên ngoài và không thể dùng tay đẩy vào nữa. Đối với trĩ ngoại, bệnh cũng được chia thành 4 mức độ. Tuy nhiên tính chất các mức độ là khác nhau. Bệnh từ hình thành, đến phát triển lớn gây cộm ở hậu môn. Sau đó đến tắc nghẹt búi trĩ và cuối cùng là nhiễm trùng nặng búi trĩ.

Bệnh trĩ có chơi thể thao được không: Giải đáp và gợi ý

HÌnh ảnh mô tả trĩ nội và trĩ ngoại

1.2. Giải đáp: Bệnh trĩ có chơi thể thao được không?

Do các đặc tính của bệnh trĩ, người bệnh cần tránh hoạt động mạnh. Chính vì vậy, nhiều người quan ngại nếu chơi thể thao, bệnh tình sẽ ngày một nặng thêm. Câu trả lời là: người bệnh hoàn toàn có thể chơi thể thao. Tuy vậy, cần chơi các môn thể thao nhẹ nhàng.

Trên thực tế, các môn thể thao có vai trò rất lớn trong việc phòng ngừa và điều trị trĩ. Lý do là vận động thường xuyên có thể tránh tình trạng tăng áp lực lên hậu môn do ngồi quá lâu. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên chơi các môn thể thao không yêu cầu quá nhiều sức. Các động tác quá mạnh sẽ khiến cơ thể sẽ dồn trọng lực làm đẩy búi trĩ lòi ra. Bệnh trĩ sẽ càng nặng thêm, có thể lên đến cấp độ 3 – 4.

Các môn thể thao bạn cần tránh là đá bóng, đẩy tạ, chạy nước rút,… Ngoài ra, có một loại thể thao bạn cũng cần tránh dù không tốn nhiều sức, đó là ngồi thiền. Bộ môn này yêu cầu bạn ngồi rất lâu. Ngồi lâu là nguyên nhân tăng áp lực ổ bụng và hậu môn, trực tràng. Người bệnh trĩ cần lưu ý điều này để hạn chế sự phát triển của búi trĩ.

Tìm hiểu thêm: [Góc giải đáp]: Bệnh trĩ chữa bằng thuốc gì?

Bệnh trĩ có chơi thể thao được không: Giải đáp và gợi ý

Tập tạ không tốt cho người bệnh trĩ

Đối với nữ, việc tập các bài tập cơ bụng như gập bụng cũng là môn thể thao cần tránh. Lý do là vì khi gập xuống, cơ thể của các chị em sẽ ở trong tư thế nhịn hơi. Lúc này áp lực sẽ dồn toàn bộ vào khung chậu, trực tràng.

2. Người bệnh trĩ vận động như thế nào?

Chỉ cần tránh những môn thể thao yêu cầu quá nhiều sức thì người bệnh trĩ có thể thoải mái vận động. Theo các khuyến cáo của chuyên gia y tế, người bệnh có thể chơi những môn thể thao như đi bộ, chơi cầu lông, bơi lội, tập các bài kegel cơ hậu môn,…

2.1. Bệnh trĩ có chơi thể thao được không: Bơi lội rất tốt cho người bệnh trĩ

Bơi lội được cho là môn thể thao lý tưởng dành cho những bệnh nhân trĩ ở giai đoạn đầu khi trĩ ở mức độ nhẹ. Bộ môn này giúp toàn thân phối hợp nhẹ nhàng và vận động không ngừng. Chính đặc tính này khiến tăng trương lực cho tĩnh mạch trĩ cũng như các cơ co thắt vùng hậu môn. Hơn thế nữa, trọng lượng cơ thể trong nước sẽ nhẹ hơn hẳn so với bên ngoài. Nhờ đó, các áp lực lên vùng hậu môn trực tràng sẽ giảm đi rất nhiều.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý vấn đề vệ sinh hậu môn sau khi bơi. Nước bể bơi không đảm bảo vệ sinh có thể khiến viêm nhiễm hậu môn và nhiễm trùng búi trĩ.

Về tần suất bơi lội,người mắc trĩ có thể duy trì 3 – 4 lần/ tuần trong với thời gian không quá dài, khoảng 30-60 phút là lý tưởng. Người bệnh cần lưu ý thêm không bơi lúc đói bụng, ăn no hoặc sau khi uống rượu bia. Không khuyến khích người bệnh tập luyện quá sức.

2.2. Người bị bệnh trĩ có thể đi bộ

Đi bộ là môn thể thao dễ thực hiện và cực kỳ hiệu quả. Người bệnh trĩ có thể đi bộ ở bất cứ đâu, bất kì thời gian nào. Đi bộ sẽ cải thiện tình trạng lười vận động. Theo nhiều nghiên cứu, việc ngồi một tư thế quá lâu gây nhiều áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng. Các tĩnh mạch bị chèn ép khiến máu bị ứ trệ, tạo nên các búi trĩ.

Người bệnh có thể đi dạo hàng ngày, điều này cực kỳ có lợi cho sức khỏe.Hãy chú ý luôn giữ người ở tư thế thẳng và thả lỏng toàn bộ cơ thể. Mỗi ngày đi bộ khoảng 30 phút – 1 tiếng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng của bệnh. Nếu tính chất công việc yêu cầu bạn ngồi hàng giờ, bạn có thể  tận dụng thời gian, đi lại một vài phút sau 1-2 tiếng làm việc.

Bệnh trĩ có chơi thể thao được không: Giải đáp và gợi ý

>>>>>Xem thêm: Cần hết sức thận trọng khi áp dụng mẹo chữa bệnh trĩ

Đi bộ tốt cho người bệnh trĩ

2.3. Các bài tập co thắt hậu môn

Đây được coi như bài tập cực tốt dành cho hậu môn của bệnh nhân trĩ. Người bệnh có thể tập luyện bất kỳ lúc nào, không cần yêu cầu bất kỳ yếu tố khác bên ngoài. Các bước để tập co thắt hậu môn cực kỳ đơn giản như sau:

Bước 1: tiến hành thả lỏng toàn bộ các cơ bắp toàn thân. tập trung chú ý vào phần dưới của bụng.

Bước 2:Nhẹ nhàng hít vào từ từ, co cơ để khép và ép chặt hai bên đùi và mông lại với nhau. Ngay sau đó, tiến hành động tác co thắt, thắt vùng hậu môn lại như khi bạn đang nhịn đi đại tiện. Giữ tư thế nhịn đại tiện này trong vài giây

Bước 3: Sau đó, bạn từ từ thở ra và thả lỏng cơ ở vùng hậu môn.

Nên tập động tác này vài lần trong ngày, mỗi lần tập khoảng 20-30p để tối ưu hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Động tác này có thể giúp người bệnh hạn chế sa búi trĩ cũng như giảm áp lực lên hậu môn, trực tràng.

Bài viết trên vừa giải đáp cho quý độc giả thắc mắc xoay quanh câu hỏi bệnh trĩ có chơi thể thao được không. Ngoài ra, Thu Cúc cũng gợi ý những môn thể thao nên chơi và khuyến cáo những môn quá sức không có lợi cho bệnh nhân trĩ. Đặc biệt, hãy kết hợp ăn uống lành mạnh cùng với tập luyện thể thao để điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *