Bệnh trĩ có chữa được không? Chữa như thế nào?

Bệnh trĩ có chữa được không? Bệnh trĩ chữa như thế nào?” luôn là những câu hỏi được người bệnh trĩ quan tâm hàng đầu. Trên thực tế, bệnh trĩ không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ rất khó chữa khỏi, bệnh tái đi tái lại.

Bạn đang đọc: Bệnh trĩ có chữa được không? Chữa như thế nào?

1. Giải đáp cho thắc mắc: Bệnh trĩ có chữa được không?

1.1. Bệnh trĩ và phân loại

Bệnh trĩ là bệnh lý về hậu môn – trực tràng phổ biến nhất với tỷ lệ mắc phải ở người lớn lên tới 30-50%. Bệnh xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch bị giãn ra quá mức và hình thành nên búi trĩ.

Dựa theo vị trí búi trĩ để phân loại bệnh:

– Trĩ nội: Búi trĩ hình thành bên trong thành trực tràng.

– Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành ngoài hậu môn.

– Trĩ hỗn hợp: Khi người bệnh cùng lúc bị cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ có chữa được không? Chữa như thế nào?

Bệnh trĩ là bệnh lý về hậu môn – trực tràng gây ra nhiều đau đớn và phiền toái cho người bệnh.

1.2. Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ

Dấu hiệu nhận biết điển hình thường gặp ở trĩ đó là tình trạng xuất huyết, cảm giác đau đớn, ngứa ngáy vùng hậu môn, hiện tượng sa búi trĩ. Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt giữa trĩ nội và trĩ ngoại, thông thường trĩ ngoại sẽ được nhận biết sớm và dễ dàng hơn trĩ nội.

– Trĩ ngoại gây nhiều khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ ở vị trí dễ bị kích ứng và lở loét. Người bệnh có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy phần nhô lên quanh hậu môn (búi trĩ). Cục máu đông trên búi trĩ ngoại có thể bị mất nước để lại vùng da nhăn nheo và gây ngứa rát cho người bệnh.

– Trĩ nội thường được nhận biết sớm khi tiến hành nội soi trực tràng hoặc nghi ngờ khi thấy máu mỗi lần đi đại tiện nhưng lại không gây đau hay khó chịu gì. Chỉ lúc bệnh trở nặng, búi trĩ sa ra ngoài khi rặn mạnh thì có thể nhìn thấy. Không chỉ vậy, trĩ bị sa có thể hấp thụ một lượng nhỏ chất nhầy và phân sẽ kích ứng gây ra ngứa, đau và rát.

1.3. Bệnh trĩ có chữa được không?

Bệnh trĩ không thể tự khỏi nhưng có thể được chữa thành công khi áp dụng đúng phương pháp, tuân thủ các chỉ định điều trị từ bác sĩ.

Một số lưu ý trong việc chữa trĩ như sau:

– Búi trĩ không thể tự triệt tiêu mà ngày một diễn biến trở nặng nên việc điều trị là bắt buộc cần thực hiện.

– Điều trị trĩ tốt nhất nên thực hiện ngay ở những giai đoạn đầu của bệnh. Khi đó việc chữa trị sẽ đơn giản hơn, tỷ lệ thoát trĩ cao, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế thấp nhất nguy cơ tái trĩ.

– Trĩ có thể tái phát khi không được điều trị dứt điểm, chính vì thế ngoài quan tâm đến việc triệt tiêu búi trĩ thì mục tiêu lớn hơn là tìm ra căn nguyên gây trĩ để xử lý. Ví dụ nếu trĩ là do táo bón kéo dài thì sau khi điều trị hết búi trĩ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để ngăn chặn táo bón hiệu quả. Từ đó mới có thể dứt trĩ được từ gốc.

– Điều trị trĩ đòi hỏi tính kiên trì và nghiêm túc thực hiện đầy đủ các chỉ định từ bác sĩ. Khi đã quyết định điều trị, người bệnh cần xác định trước tâm lý và kiến thức đúng về trĩ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ nội độ 2 có cần phải phẫu thuật không?

Bệnh trĩ có chữa được không? Chữa như thế nào?

Bệnh trĩ hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu điều trị đúng phương pháp.

2. Phương pháp chữa trĩ hiệu quả

Nguyên tắc điều trị trĩ sẽ được dựa theo quá trình thăm khám và đánh giá cấp độ/giai đoạn của búi trĩ rồi mới có thể chỉ định phương pháp phù hợp. Cụ thể:

– Trĩ nhẹ: Ưu tiên tiến hành điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt đúng cách.

– Trĩ nặng: Cần phải làm thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt trĩ mới hết.

3.1. Điều trị nội khoa bằng thuốc

Sử dụng 2 loại là thuốc uống và thuốc bôi kết hợp để có kết quả tốt nhất:

– Thuốc uống giúp tăng cường thành tĩnh mạch, giảm đau, chống viêm sưng hiệu quả.

– Thuốc bôi cho kết quả tại chỗ, giảm triệu chứng đau, ngứa và rát.

Lưu ý: Thông tin về các loại thuốc nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Việc dùng thuốc cần tuân thủ đơn kê từ bác sĩ sau khi thăm khám trực tiếp, tuyệt đối không tự mua thuốc và tự điều trị tại nhà. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần kết hợp thực hiện chế độ ăn tốt cho tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón cùng việc điều chỉnh những thói quen sinh hoạt phù hợp cho người bệnh trĩ.

Lợi thế của phương pháp:

– Hiệu quả cao nhất khi áp dụng với trĩ độ 1, độ 2.

– An toàn, dễ dàng thực hiện.

– Hiệu quả điều trị tốt.

– Không phải nằm viện, nhanh chóng khỏi bệnh.

Bệnh trĩ có chữa được không? Chữa như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Những đặc điểm cần biết về trĩ bệnh học 

Điều trị trĩ bằng thuốc thường được áp dụng cho các trường hợp trĩ nhẹ độ 1, độ 2.

3.2. Làm thủ thuật: Thắt mạch, khâu treo búi trĩ

Bác sĩ sẽ xác định mạch trĩ bằng máy siêu âm Doppler hiện đại rồi tiến hành khâu thắt mạch máu đi tới nuôi búi trĩ, làm lưu lượng máu đổ về búi trĩ giảm và búi trĩ tự thu nhỏ thể tích.

Lợi thế của phương pháp:

– Áp dụng cho nhiều loại trĩ.

– An toàn.

– Ít đau.

– Thời gian nằm viện rất ngắn.

– Người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng và sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

3.3. Phẫu thuật cắt trĩ kinh điển: Cắt trĩ Milligan Morgan và cắt trĩ Ferguson

Đây là 2 phương pháp mổ trĩ kinh điển được thực hiện bằng cách cắt đơn lẻ từng búi trĩ, sau đó khâu buộc cuống búi trĩ. Bác sĩ sẽ vận dụng kỹ thuật cắt và khâu khéo léo để hạn chế thấp nhất những tổn thương và xử lý gọn gàng búi trĩ.

Lợi thế của phương pháp:

– Áp dụng cho nhiều loại trĩ.

– An toàn.

– Loại bỏ trĩ triệt để.

– Thời gian nằm viện trong khoảng 3 – 4 ngày.

3.4. Cắt trĩ Longo ít xâm lấn, ít gây đau đớn

Đây là phương pháp mổ trĩ được áp dụng rộng rãi hơn cả. Bác sĩ sẽ sử dụng súng khâu cắt tự động được nhập khẩu từ Mỹ, dựa trên nguyên lý để kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, sau đó tiến hành cắt và khâu phần mạch cung cấp máu đi nuôi búi trĩ, làm búi trĩ mất máu và tự hoại tử.

Lợi thế của phương pháp:

– Áp dụng cho nhiều loại trĩ.

– Phương pháp an toàn, được áp dụng cho cả người bệnh bị huyết áp, tiểu đường và nhiễm trùng,…vv

– Gần như không gây ra nhiều đau đớn vì vị trí phẫu thuật nằm trên đường lược – một vùng vô cảm trên ống hậu môn.

– Rút ngắn thời gian nằm viện, người bệnh có thể về nhà sau 20-48h theo dõi sau mổ.

– Thời gian hồi phục nhanh, nếu được chăm sóc tốt có thể lành hẳn sau 7-10 ngày.

Các phương pháp chữa trĩ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, quyết định cuối cùng vẫn phải từ bác sĩ chuyên khoa sau khi thực hiện thăm khám chi tiết. Như vậy, với câu hỏi “Bệnh trĩ có chữa được không?” các bạn đã có cho mình câu trả lời thuyết phục nhất. Trên hết, người bệnh trĩ cần lựa chọn đơn vị y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi để được tiến hành điều trị tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *