Bệnh trĩ đem lại rất nhiều biểu hiện phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Bài viết hôm nay sẽ phân tích biểu hiện: Bệnh trĩ đại tiện ra máu cũng như các thông tin cần biết về bệnh trĩ.
Bạn đang đọc: Bệnh trĩ đại tiện ra máu – Những thông tin cần biết
1. Bệnh trĩ là gì – nguyên nhân vì đâu?
Bệnh trĩ là căn bệnh lành tính, có thể chữa khỏi và không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức. Tuy vậy, căn bệnh này đem lại không ít phiền toái như bệnh trĩ sưng to, bệnh trĩ đại tiện ra máu.. và rủi ro dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn.
Bệnh trĩ hình thành do tình trạng các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới giãn ra. Giải thích bệnh theo thuyết mạch máu, sau khi được đưa đến hậu môn, máu không theo tĩnh mạch quay lại tim hoàn toàn. Sự ứ trệ máu khiến cho tĩnh mạch hậu môn căng phồng lên, tạo nên các búi trĩ. Có rất nhiều yếu tố được coi như nguyên nhân thúc đẩy nguy cơ hình thành bệnh trĩ:
– Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, quá nhiều đạm dẫn đến bệnh táo bón kéo dài, gây ra bệnh trĩ.
– Sự tăng áp lực ổ bụng, hậu môn, trực tràng. Điều này có thể bắt nguồn từ đặc tính công việc ngồi quá lâu (đặc biệt là người làm việc văn phòng) hoặc thường xuyên bê vác nặng,…
– Ngoài ra, thai phụ rất dễ bị trĩ do thai nhi càng lớn càng chèn lên các bộ phận khác, trong đó có trực tràng. Do đó, các áp lực đến tĩnh mạch hậu môn lớn dần, gây ra bệnh trĩ.
– Khi sinh con, sản phụ sinh thường sẽ thường phải rặn sinh. Đây cũng là nguyên nhân đứng sau bệnh trĩ ở phụ nữ.
– Các thói quen khi đi đại tiện như rặn quá mạnh, ngồi lâu khi đi đại tiện,.. cũng là nguyên nhân gây áp lực hậu môn lớn hơn bình thường.
2. Có những loại bệnh trĩ nào?
Bệnh trĩ được chia thành trĩ nội trĩ, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp dựa trên vị trí của búi trĩ. Trĩ nội là tình trạng những búi trĩ nằm trên đường lược và trong ống hậu môn. Trĩ ngoại, ngược lại, nằm dưới đường lược và hoàn toàn bên ngoài ống hậu môn. Bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp và mang tính chất của cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Các chuyên gia chia bệnh trĩ nói chung thành 4 cấp độ. Tình trạng bệnh nặng dần tương ứng với các cấp độ tăng dần.
Ở bệnh trĩ nội, các cấp độ tăng theo độ sa của búi trĩ: búi trĩ nằm hoàn trong ống hậu môn – sa ra ngoài nhưng tự co lên được – sa ra ngoài phải dùng tay đẩy lên – sa ra ngoài và không thể đẩy lên được nữa.
Ở bệnh trĩ ngoại, cũng có 4 cấp độ: Hình thành búi trĩ- búi trĩ phát triển lớn hơn – sa trĩ nghẹt – tắc mạch, hoại tử búi trĩ.
Nhìn chung, bệnh trĩ ở hai mức độ đầu có những biểu hiện và triệu chứng nhẹ. Có thể điều trị trĩ bằng các phương pháp nội khoa: thuốc uống và thuốc bôi. Đối với cấp độ 3,4, các búi trĩ sưng to và sa ra ngoài hoặc tắc mạch, các bác sĩ buộc phải chỉ định ngoại khoa như thủ thuật hoặc áp dụng phẫu thuật cắt trĩ.
Bệnh trĩ ngoại và các cấp độ
3. Bệnh trĩ khi đại tiện ra máu có nguy hiểm không – điều trị thế nào?
3.1. Bệnh trĩ đại tiện ra máu khi nào?
Thông thường trong các biểu hiện, đại tiện ra máu là biểu hiện rất đặc trưng và điển hình chỉ sau triệu chứng các khối sa.
Bệnh trĩ nội thường dẫn đến hiện tượng đại tiện ra máu hơn bệnh trĩ ngoại. Lượng máu trong cấp độ bệnh nhẹ không quá nhiều. Đa số bệnh nhân không thực sự để ý đến triệu chứng này hoặc nhầm lẫn với các loại bệnh lý tiêu hóa, thay vì bệnh trĩ. Tuy nhiên, khi bệnh trĩ ngày một nặng hơn, đặc biệt là đối với trĩ nội, lượng máu khi đi đại tiện sẽ tăng dần. máu có thể ra theo hình thức nhỏ giọt, thậm chí theo cả tia máu. Máu không lẫn vào phân, có màu đỏ tươi do rất giàu oxy.
Tìm hiểu thêm: Cắt trĩ phương pháp Longo – cứu tinh cho người bệnh trĩ
Đại tiện ra máu là biểu hiện điển hình của bệnh trĩ
Bệnh trĩ ngoại ít dẫn đến các biểu hiện chảy máu như trĩ nội. Điều này bắt nguồn từ vị trí của các búi trĩ. Ở bệnh trĩ nội, các búi trĩ nằm bên trong và chịu áp lực, cọ xát với thành hậu môn khi bệnh nhân dùng lực đẩy phân ra ngoài. Ở bệnh trĩ nội, búi trĩ nằm bên ngoài và ít chịu cọ xát gây chảy máu hơn. Tuy vậy, trĩ ngoại chịu sự ma sát với trang phục, bề mặt ngồi gây đau đớn dữ dội hơn.
Tình trạng trĩ dẫn đến chảy máu tưởng chừng như vô hại, nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Bệnh nhân nếu vẫn chịu đựng và sống chung với tình trạng này sẽ mất một lượng máu lớn và có nguy cơ thiếu máu trầm trọng.
2.2. Điều trị tình trạng bệnh trĩ đại tiện ra máu như thế nào?
Bệnh trĩ khi ở tình trạng nhẹ, lượng máu chảy khi đại tiện còn ít thì có thể điều trị nội khoa. Bệnh nhân cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa uy tín để thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh. Sau đó, cần sử dụng theo đơn thuốc đúng liều lượng, thời gian và cách thức sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc truyền miệng, thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị. Điều này không làm giảm bệnh mà còn khiến bệnh nhân bỏ qua giai đoạn chữa trị y khoa tốt nhất.
Khi bệnh trĩ đã nặng, hiện tượng đại tiện ra máu xảy ra với mức độ và tần suất cao hơn, bệnh nhân sẽ được cân nhắc điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay có thể kể đến như:
Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan và Ferguson
Cắt đơn lẻ từng búi trĩ, khâu buộc cuống búi trĩ. Sau đó,sử dụng kỹ thuật cắt và khâu khéo léo, hạn chế tổn thương. Búi trĩ sẽ được xử lý nhanh gọn.. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại trĩ, an toàn, loại bỏ trĩ triệt để tuy nhiên thường gây đau cho bệnh nhân
Phương pháp cắt trĩ Longo
Phương pháp Longo sử dụng súng khâu cắt tự động kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt và khâu mạch máu cung cấp. Nhờ đó, các búi trĩ sẽ nhỏ lại. Mổ trĩ Longo là phẫu thuật ở vùng vô cảm của ống hậu môn. Chính vì thế, nhiều người bệnh ưa chuộng. Người bệnh sẽ nhanh phục hồi, gần như không đau, lưu viên chỉ khoảng 48h sau khi phẫu thuật.
Phương pháp đốt trĩ không dao kéo Laser Diode
Đây là phương pháp tối tân và điều trị rất triệt để những búi trĩ độ 2, độ 3. Đặc trưng của công nghệ này là không sử dụng đến bất kỳ thiết bị tạo vết cắt nào. Thay vào đó, Laser Diode sử dụng sức mạnh của laser để triết mạch nuôi trĩ và đánh xẹp các mô trĩ. Từ đó búi trĩ co nhỏ lại rất nhanh, quá trình này không đau đớn, chảy máu. Ngoài ra thời gian phục hồi rút ngắn chỉ khoảng 1 ngày nằm viện và không để lại biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết các mức độ bệnh trĩ và cách chữa trị
Các bác sĩ điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật
Ngoài ra, bệnh trĩ có thể điều trị bằng thủ thuật như thắt mạch khâu treo búi trĩ. Các bác sĩ sẽ dùng máy siêu âm Doppler để xác định mạch trĩ nằm ở đâu. Sau đó là bước khâu thắt mạch lại. Búi trĩ tự thu nhỏ thể tích do lượng máu đổ về ít đi. Thủ thuật này an toàn và cực kỳ nhanh chóng, hiệu quả khá cao.
Bệnh trĩ đại tiện ra máu là triệu chứng bệnh điển hình của trĩ. Cần chú ý đến tình trạng đại tiện và sức khỏe hậu môn để có những phương án điều trị kịp thời và hiệu quả trước khi bệnh ngày một nặng hơn. Bệnh trĩ không tự khỏi nếu thiếu điều trị y khoa, bệnh nhân cần được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa uy tín.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.