Bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Ăn gì ngày Tết để không nặng lên?

Dịp Tết là khi những bữa tiệc cuối năm, đầu năm làm thay đổi chế độ ăn uống thường ngày, không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn tác động đáng kể đến người đang mắc bệnh trĩ. Bài viết này giúp những người bị bệnh trĩ đi ngoài ra máu cân nhắc: Ngày Tết nên ăn gì để bệnh không nặng lên?

Bạn đang đọc: Bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Ăn gì ngày Tết để không nặng lên?

1. Biểu hiện bệnh trĩ đi ngoài ra máu

Bệnh trĩ là căn bệnh xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng, dù là căn bệnh lành tính nhưng lại đem đến những khó chịu, phiền phức cho người bệnh. Thông thường, bệnh trĩ diễn ra khi các tĩnh mạch hậu môn bị giãn nở quá mức, có thể sa ra ngoài dưới dạng các búi, gọi là búi trĩ.

Bệnh trĩ thường được chia thành hai loại là trĩ nội (nằm trong hậu môn và sa dần ra ngoài theo cấp độ bệnh) và trĩ ngoại (nằm bên ngoài hậu môn ngay từ đầu). Ngoài ra còn có trĩ hỗn hợp là kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại. Theo các chuyên gia, trĩ có thể hình thành theo hai cơ chế: Hệ quả ứ trệ máu ở các tĩnh mạch hậu môn hoặc do các áp lực đặt lên hậu môn nhiều và kéo dài.

Trong các biểu hiện của trĩ, bệnh trĩ đại tiện ra máu là biểu hiện đặc biệt phổ biến đối với người bệnh. Máu ra kèm phân, không lẫn vào phân, thường có màu đỏ tươi vì giàu oxy. Lượng máu tăng dần, có thể nhỏ giọt hoặc thậm chí ra theo cả tia máu, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tình trạng chảy máu này thường do búi trĩ cọ xát với niêm mạc hậu môn khi người bệnh rặn đại tiện, hoặc cọ với quần áo, ghế ngồi,.. Đặc biệt, tình trạng này trầm trọng hơn nếu bệnh nhân gặp táo bón và rặn mạnh khi đại tiện. Tình trạng táo bón hình thành khi chế độ ăn thiếu chất xơ, không lành mạnh. Bởi vậy, chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ bệnh trĩ cũng như tình trạng bệnh.

2. Dịp Tết, bệnh nhân nên ăn gì để giảm biểu hiện bệnh trĩ?

Dưới đây là một số thực phẩm bệnh nhân nên sử dụng để đón Tết vui khỏe, hạn chế bệnh trĩ đại tiện ra máu và nặng lên.

2.1. Bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Bổ sung rau củ quả trong các bữa ăn ngày Tết

Những bữa tiệc ngày tết thường trang trọng và có nhiều món ăn hơn thường ngày, đặc biệt là những món ăn liên quan đến thịt, giàu dinh dưỡng, nhiều đạm. Tuy nhiên, nhiều gia đình không quá chú ý đến lượng chất xơ những ngày này. Việc ăn ít chất xơ và ăn thực phẩm nhiều đạm có thể khiến táo bón xuất hiện. Đối với người bệnh trĩ, táo bón không chỉ là nguyên nhân gây bệnh mà còn là nỗi sợ hãi bởi đại tiện khó khăn, đau đớn như một cơn ác mộng.

Muốn tránh được bệnh trĩ nặng lên, người bệnh cần chú ý bổ sung thêm nhiều rau củ quả trong các bữa tiệc tết. Có thể ăn các loại rau xanh phổ biến ngày tết như súp lơ, rau cải, su hào,… đồng thời ăn các loại quả chứa nhiều chất xơ, giúp tránh được táo bón triệt để.

Ngoài các loại rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin, làm mát cơ thể và ngăn ngừa táo bón, đặc biệt là trong những ngày Tết. Có thể sử dụng các loại quả như lê, táo, bưởi, cam, quýt, chuối, củ đậu, nho, kiwi và nhiều loại hoa quả khác.

Ngoài ra, bạn có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt trong các bữa ăn tết vì chứa các phần dinh dưỡng của hạt, nhiều chất xơ, protein và chất dinh dưỡng hơn ngũ cốc tinh chế.

Bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Ăn gì ngày Tết để không nặng lên?

Bổ sung rau củ quả đặc biệt là trong các bữa ăn ngày Tết

2.2. Bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Nên chọn thực phẩm chứa protein có lợi

Để cơ thể khỏe mạnh, protein là dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều món ăn có chứa nhiều chất béo, dầu mỡ và đạm trong dịp lễ Tết. Do đó, để tránh trĩ nặng lên, hãy ăn những món ăn ít dầu mỡ, chẳng hạn như thịt chân giò, giò lụa, đồ luộc,…Có thể bổ sung thêm các món ăn chứa nhiều sắt và bổ máu, chẳng hạn như thăn bò, lòng đỏ trứng gà,…

Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh trĩ ở đâu – Tiêu chí lựa chọn

Bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Ăn gì ngày Tết để không nặng lên?

Những bữa tiệc Tết nhiều thức ăn, người bệnh trĩ cần cân nhắc lựa chọn hợp lý

2.3. Bổ sung thực phẩm chứa các chất hỗ trợ tạo máu

Bệnh nhân có thể tham khảo các thực phẩm chứa sắt, magie, rutin,.. để tăng cường lượng máu trong cơ thể. Ngoài ra những chất này còn giúp tăng độ bền tĩnh mạch, giúp hạn chế chảy máu – tình trạng không ai mong muốn đặc biệt là vào những ngày đầu năm.

2.4. Một số thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng giúp đại tiện dễ dàng

Bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng một số thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng, thực phẩm giảm khó tiêu, đầy bụng do những bữa ăn nhiều đạm ngày Tết.

Có thể sử dụng sữa chua uống, sữa chua ăn, củ quả muối (dưa muối, hành muối ngày tết) để tiêu hóa được “trơn tru” hơn. Việc đại tiện cũng từ đó dễ dàng hơn, tránh gây đau đớn và hạn chế tình trạng bệnh trĩ nặng lên.

2.5. Uống đủ nước

Để cơ thể bình thường tiêu hóa, trao đổi và đào thải độc tố, người bệnh trĩ cần đảm bảo cung cấp đủ nước. Người bệnh trĩ nên cung cấp đủ lượng nước khuyến nghị (khoảng 2 lít nước) nước mỗi ngày và những ngày Tết cũng không phải ngoại lệ. Có thể kết hợp các loại nước khác, chẳng hạn như nước ép hoa quả hoặc sữa tươi.

3. Người bệnh trĩ cần tránh ăn gì ngày Tết?

3.1. Hạn chế lạm dụng đồ uống có cồn ngày Tết để tránh bệnh trĩ nặng lên

Cần hạn chế rượu, bia, thuốc lá, trà, các loại đồ uống khác có chứa cồn và cafein. Những loại thức uống này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn là một trong những nguyên nhân gây ra máu tươi và sa búi trĩ, điều này trở nên nghiêm trọng hơn trong những ngày lễ Tết.

3.2. Hạn chế lạm dụng đồ chiên rán quá nhiều

Người bệnh trĩ không nên lạm dụng thức ăn chiên rán nhanh và nhiều dầu mỡ như xúc xích, gà rán, nem rán, …. và các loại thức ăn chiên rán khác. Các món ăn này không chỉ khiến bạn tăng cân mà còn khiến bạn táo bón, nóng trong và đầy bụng, do lượng dầu mỡ chiên cao của chúng.

3.3. Người bệnh trĩ cần đặc biệt hạn chế đồ ăn cay nóng

Cần tránh một số món ăn có nhiều gia vị cay nóng, chẳng hạn như tiêu, tỏi, ớt,.. bởi chúng có thể gây táo bón và rối loạn tiêu hóa, đại tiện khó khăn hơn nhiều.

3.4. Cân nhắc sử dụng vừa phải đồ ngọt ngày Tết

Thực phẩm quá ngọt như ô mai, mứt và bánh kẹo ngọt ngày Tết có rất nhiều đường. Bởi vậy chúng có thể làm tăng phản ứng viêm, ngứa hậu môn và sưng đau búi trĩ, làm tăng táo bón và trĩ.

Bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Ăn gì ngày Tết để không nặng lên?

>>>>>Xem thêm: Lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng trị bệnh trĩ

Bệnh nhân trĩ nên hạn chế đồ ngọt

Những lưu ý về chế độ ăn uống trên không chỉ nên được áp dụng vào dịp Tết mà nên được duy trì thường xuyên, hàng ngày. Bên cạnh chế độ ăn uống, bệnh nhân trĩ cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao, có chế độ vận động hợp lý để hạn chế bệnh nặng lên.

Trên đây là lời giải đáp: Dịp tết người bệnh trĩ đi ngoài ra máu nên ăn gì để bệnh không nặng lên. Ngoài ra, người bệnh cần thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị đúng cách và hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *