Bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Những thông tin cần biết

Bệnh trĩ gây ra nhiều biến chứng, trong đó chảy máu là một trong những biến chứng nặng nề và nguy hiểm hơn nếu không có biện pháp cải thiện. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về biến chứng: bệnh trĩ đi ngoài ra máu.

Bạn đang đọc: Bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Những thông tin cần biết

1. Khái quát thông tin về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh có tỷ lệ mắc trong cộng đồng cực kỳ cao – “thập nhân cửu trĩ”. Tình trạng giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch hậu môn đã hình thành nên các búi trĩ, từ đó gây nên bệnh trĩ.

Cho đến nay, cơ chế bệnh sinh của trĩ được giải thích theo hai giả thuyết. Theo thuyết cơ học, bệnh trĩ hình thành do những áp lực quá lớn đặt lên hậu môn trực tràng, làm căng giãn và tổn thương dây chằng cố định đệm hậu môn. Điều này ảnh hưởng đến tình trạng giãn nở mạch máu hình thành nên bệnh. Thuyết mạch máu lại cho rằng, sự rối loạn trong tuần hoàn khiến cho máu ứ trệ lại ở các tĩnh mạch hậu môn thay vì trở về tim. Sự ứ trệ này gây ra tình trạng giãn nở đám rối tĩnh mạch gây ra trĩ.

Bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Những thông tin cần biết

Hình ảnh mô tả chi tiết các búi trĩ ở người

Bệnh trĩ – Các loại bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ có hai dạng thường gặp là trĩ nội trĩ, trĩ ngoại. Ngoài ra, bệnh trĩ hỗn là sự kết hợp và mang tính chất của cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Đường lược hậu môn chính là “ranh giới” phân loại bệnh.Trĩ nội là tình trạng những búi trĩ nằm trên đường lược và trong ống hậu môn. Trĩ ngoại, ngược lại, nằm dưới đường lược và hoàn toàn bên ngoài ống hậu môn.

Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ

Các chuyên gia về trĩ đã chia các giai đoạn bệnh trĩ nói chung thành 4 cấp độ.

Ở bệnh trĩ nội, các cấp độ tăng theo độ sa của búi trĩ. Tình trạng bệnh trĩ đi ngoài ra máu bắt đầu xuất hiện

Cấp độ 1: Búi trĩ nằm hoàn trong ống hậu môn, rất khó nhận biết

Cấp độ 2: Các búi trĩ sa ra ngoài nhưng không thường xuyên và tự co lên được.

Cấp độ 3: Các búi trĩ sa ra ngoài phải dùng tay đẩy lên

Cấp độ 4: Các búi trĩ sa ra ngoài và không thể đẩy lên được nữa.

Ở trĩ ngoại, bệnh cũng có 4 cấp độ như sau: Hình thành búi trĩ dưới dạng các nốt nhỏ quanh hậu môn – Búi trĩ phát triển lớn hơn, tăng kích thước – Tình trạng sa trĩ nghẹt – Tình trạng tắc mạch hoại tử, viêm nhiễm búi trĩ, sa trĩ vòng,..

Bệnh trĩ ở hai mức độ đầu có biểu hiện và triệu chứng nhẹ. Khi đó, có thể điều trị trĩ bằng phương pháp nội khoa: thuốc uống và thuốc bôi. Ở cấp độ 3,4, búi trĩ sưng to và sa ra ngoài hoặc tắc mạch, bác sĩ buộc phải chỉ định ngoại khoa như thủ thuật hoặc áp dụng phẫu thuật cắt trĩ.

Tìm hiểu thêm: Tại sao không nên dùng cây chữa bệnh trĩ?

Bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Những thông tin cần biết

Bệnh nhân trĩ cần đi khám để chẩn đoán tình trạng và cấp độ bệnh

2. Những nguyên nhân thúc đẩy bệnh trĩ xuất hiện và tăng nặng

– Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu lành mạnh, nhiều đạm nhưng ít chất xơ dẫn đến bệnh táo bón kéo dài. Đây cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng bệnh trĩ đại tiện ra máu vì rặn quá nhiều.

– Tình trạng tăng áp lực ổ bụng, hậu môn, trực tràng. Do đặc tính công việc ngồi quá lâu, đứng nhiều, thường xuyên bê vác nặng,…

– Ngoài ra, quá trình mang thai và sinh nở dễ gây ra và tăng nặng trĩ do thai nhi lớn chèn lên các bộ phận khác, trong đó có trực tràng. Các áp lực đến tĩnh mạch hậu môn tăng mạnh gây ra trĩ. Hơn nữa, sản phụ sinh thường sẽ thường phải rặn sinh khiến bệnh có nguy cơ nặng hơn

– Thói quen khi đi đại tiện như rặn quá mạnh, dùng điện thoại dẫn đến ngồi lâu khi đại tiện,.. là nguyên nhân gây áp lực hậu môn lớn hơn.

3. Biểu hiện của bệnh trĩ: Bệnh trĩ đi đại tiện ra máu

3.1. Bệnh trĩ đi ngoài ra máu là biểu hiện của loại trĩ gì?

Biểu hiện chảy nhiều máu khi đại tiện thường là của bệnh trĩ nội. Bệnh trĩ nội khó nhận biết hơn, gây chảy máu nhiều hơn dù không đau đớn bằng trĩ ngoại. Lý giải cho điều này, nhiều chuyên gia cho rằng chính vì búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, khi đại tiện, phân chèn ép lên các búi trĩ, khiến chúng cọ xát vào thành hậu môn. Điều này rất dễ gây chảy máu. Lượng máu chảy ra tăng dần theo các cấp độ bệnh. Có thể bắt đầu với tình trạng máu dính ra giấy vệ sinh khi đi ngoài. Sau đó, máu có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia. Máu không lẫn quá nhiều vào phân và có màu đỏ tươi do rất giàu oxy.

Tình trạng chảy máu khi đi đại tiện tưởng chừng như không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy vậy, kéo dài điều này gây ra thiếu máu trầm trọng, mất máu cấp, gây choáng váng và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thậm chí là tính mạng người bệnh.

Bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Những thông tin cần biết

>>>>>Xem thêm: Khám bệnh trĩ thực hiện những gì? 

Đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ nội

3.2. Bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Điều trị như thế nào?

Khi bệnh trĩ đại tiện ra máu ở tình trạng nhẹ, lượng máu ít thì bệnh nhân có thể điều trị nội khoa. Cần gặp các bác sĩ chuyên khoa uy tín để thăm khám và được chẩn đoán tình trạng bệnh, nhận chỉ định điều trị. Tiếp theo, bệnh nhân phải sử dụng đơn thuốc đúng liều lượng, thời gian và cách thức sử dụng.

Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc truyền miệng, thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị. Tự điều trị bệnh trĩ tại nhà tiềm ẩn rất nhiều nguy hại.

Tại thời điểm bệnh trĩ trở nặng, hiện tượng bệnh trĩ đi đại tiện ra máu xảy ra với mức độ và tần suất cao hơn, bệnh nhân sẽ được cân nhắc điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay có thể kể đến như:

– Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan và Ferguson

– Phương pháp cắt trĩ Longo

– Phương pháp thắt mạch và khâu treo búi trĩ

– Phương pháp ứng dụng laser để triệt bỏ trĩ

Các phương pháp trên đa phần đều điều trị triệt để bệnh trĩ nói chung và tình trạng bệnh trĩ đại tiện ra máu nói riêng.

Bệnh trĩ đi ngoài ra máu là một trong các triệu chứng bệnh cực điển hình của trĩ. Bệnh nhân cần chú ý đến tình trạng của phân để nhanh chóng phát hiện và có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả trước khi bệnh ngày một nặng hơn. Bệnh trĩ không tự khỏi nếu thiếu điều trị y khoa, bệnh nhân cần được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa uy tín.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *