Bệnh trĩ không chỉ gây ra đau đớn phiền toái mà còn tạo ra mặc cảm tự ti cho người mắc. Vì vậy, câu hỏi bệnh trĩ điều trị như thế nào vẫn luôn là mối quan tâm đặc biệt của bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Bệnh trĩ điều trị như thế nào?
1. Tổng quan những điều cần biết về bệnh trĩ
1.1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh cực kỳ phổ biến với tỷ lệ mắc rất cao trong cộng đồng. Bệnh trĩ hình thành do tình trạng các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới giãn ra. Lý giải cho hiện tượng này, có giả thiết cho rằng: ở người bệnh trĩ, máu đến hậu môn bằng động mạch nhưng không quay lại tim hoàn toàn. Máu đọng ở tĩnh mạch của hậu môn khiến nó căng phồng lên. Tình trạng này quá lâu dẫn đến việc các búi trĩ được hình thành.
1.2. Phân loại bệnh trĩ như thế nào
1.2.1. Phân loại bệnh trĩ dựa trên đặc điểm vị trí bệnh
Thông thường, bệnh trĩ được phân loại dựa theo đặc điểm, tính chất và vị trí của các búi trĩ:
– Trĩ nội: Các búi trĩ nội xuất hiện và phân tán trên đường lược của hậu môn và trực tràng. Chúng thường nằm trong ống hậu môn ở giai đoạn đầu chưa sa ra ngoài. Trong giai đoạn này, bệnh trĩ nội cũng khó nhận biết hơn. Chỉ khi bệnh nhân đi ngoài ra quá nhiều máu, búi trĩ to và sưng lên, sa ra ngoài thì người bệnh mới thật sự nhận ra.
– Trĩ ngoại: Các búi trĩ ngoại thường nằm bên ngoài ống hậu môn, nằm dưới đường lược. Trĩ ngoại dễ chẩn đoán hơn, nhưng lại nguy hiểm và gây đau đớn hơn. Trĩ ngoại cũng không gây chảy máu nhiều như trĩ nội do không bị chèn ép nhiều khi người bệnh rặn đại tiện.
– Bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại..
Hình ảnh búi trĩ hỗn hợp được cắt bỏ
1.2.2. Phân loại bệnh trĩ dựa trên tình trạng bệnh
Bệnh trĩ điều trị thế nào phụ thuộc rất nhiều vào các cấp độ của bệnh. Bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ nói chung. Tuy nhiên, ở từng loại bệnh, tình trạng bệnh sẽ khác nhau.
Đối với trĩ nội, có 4 cấp độ bệnh như sau
– Cấp độ 1: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn hoàn toàn
– Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng tự thụt vào bên trong hậu môn được
– Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn và người bệnh phải dùng tay đẩy vào mới thụt vào trong hậu môn.
– Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài, dùng tay đẩy cũng không vào. Tình trạng này gây ra cực nhiều phiền toái cho bệnh nhân.
Đối với trĩ ngoại, 4 cấp độ được phân chia như sau:
Cấp độ 1: Các búi trĩ bắt đầu xuất hiện quanh hậu môn. Kích thước các búi trĩ nhỏ như các chấm đỏ và nằm xung quanh hậu môn.
Cấp độ 2: Các búi trĩ lớn dần lên. Người bệnh bắt đầu thấy ngứa ngáy và đau rát khi ngồi.
Cấp độ 3: Búi trĩ bị tắc nghẹt, làm tắc đường hậu môn.
Cấp độ 4: Nhiễm trùng búi trĩ, rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.
1.3. Nguyên nhân tăng nguy cơ bệnh trĩ
Nguy cơ mắc bệnh trĩ ở độ tuổi 30-60 là rất cao. Ngoài ra, người cao tuổi cũng dễ bị bệnh trĩ do nhu động ruột giảm, các chức năng của hệ tiêu hóa nói chung giảm. Bệnh trĩ có thể hình thành do:
– Táo bón quá lâu do thiếu chất xơ từ rau củ quả
– Vận động ít, ngồi nhiều tăng áp lực lên ổ bụng, lên hậu môn.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm không tốt cho người bệnh trĩ không nên sử dụng
Nhân viên văn phòng là đối tượng có nguy cơ mắc trĩ rất cao
– Bê vác vật quá nặng trong thời gian dài.
– Phụ nữ mang thai và sản phụ sinh thường rặn sai cách,..
2. Bệnh trĩ điều trị như thế nào?
Những phiền toái mà bệnh trĩ mang lại chỉ thực sự chấm dứt khi người bệnh được điều trị y tế. Bệnh trĩ không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng không thể tự hết. Người bệnh nhất định phải đến khám bệnh để bệnh trĩ điều trị đạt hiệu quả cao.
2.1. Bệnh trĩ điều trị bằng thuốc (điều trị nội khoa)
Ở những mức độ nhẹ như 1, 2, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ sẽ cắt thuốc để cải thiện tình trạng tuần hoàn máu đến hậu môn. Thuốc có thể là thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống trực tiếp. Chúng có khả năng hạn chế tình trạng tắc mạch. Ngoài ra còn có thể hỗ trợ làm teo nhỏ búi trĩ. Tuy vậy, người bệnh cần đặc biệt tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc dân gian truyền miệng chưa được kiểm chứng.
2.2. Bệnh trĩ điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn 3,4, việc điều trị bệnh bằng thuốc không còn tác dụng. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phẫu thuật hoặc các thủ thuật.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay có thể kể đến như:
– Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan và Ferguson: Từng búi trĩ đơn lẻ sẽ được cắt đi, khâu buộc cuống búi trĩ. Sau đó, các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật cắt và khâu khéo léo, hạn chế tổn thương. Búi trĩ sẽ được xử lý nhanh gọn.. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại trĩ, an toàn, loại bỏ trĩ triệt để tuy nhiên thường gây đau cho bệnh nhân
– Phương pháp cắt trĩ Longo: Đây là phương pháp phẫu thuật cắt trĩ tiên tiến hiện nay. Phương pháp Longo sử dụng súng khâu cắt tự động kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt và khâu mạch máu cung cấp. Nhờ đó, các búi trĩ sẽ nhỏ lại. Mổ trĩ Longo là phẫu thuật ở vùng vô cảm của ống hậu môn. Chính vì thế, nhiều người bệnh ưa chuộng. Người bệnh sẽ nhanh phục hồi, gần như không đau, lưu viên chỉ khoảng 48h sau khi phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ điều trị thế nào? Một số lưu ý sau điều trị
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân trĩ
Ngoài ra, bệnh trĩ điều trị được bằng thủ thuật như thắt mạch khâu treo búi trĩ. Các bác sĩ sẽ dùng máy siêu âm Doppler để xác định mạch trĩ nằm ở đâu. Sau đó là bước khâu thắt mạch lại. Búi trĩ tự thu nhỏ thể tích do lượng máu đổ về ít đi. Thủ thuật này an toàn và cực kỳ nhanh chóng, hiệu quả khá cao.
2.3. Kết hợp điều trị y tế và các biện pháp khác
Trong quá trình điều trị trĩ, người bệnh nên duy trì những thói quen sau đây để hỗ trợ điều trị hiệu quả:
– Uống đủ nước (từ 2 lít một ngày)
– Đặc biệt bổ sung chất xơ từ các loại rau củ, trái cây. Bổ sung vitamin cho cơ thể.
– Hạn chế tối đa việc nạp các thực phẩm cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ để tránh tạo áp lực lên hệ tiêu hóa nói chung.
– Tăng cường vận động, đồng thời tránh lạm dụng các chất kích thích, rượu bia,…
– Tránh ngồi quá lâu một vị trí và một tư thế khi làm việc,
– Thường xuyên duy trì việc ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 20p mỗi ngày. Thói quen này sẽ giúp hạn chế tắc nghẽn mạch máu ở hậu môn.
– Thăm khám bệnh thường xuyên để được điều trị đúng hướng.
Bệnh nhân đừng nên chủ quan với căn bệnh đầy phiền toái này. Không nên bỏ qua “thời điểm vàng” điều trị bệnh trĩ- giai đoạn bệnh còn nhẹ. Hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được khám bệnh và được tư vấn các phương án điều trị dứt điểm trĩ trước khi xảy ra các biến chứng nặng nề hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.