Bệnh trĩ là bệnh gì, điều trị bệnh ra sao?

Bệnh trĩ không chỉ gây đau đớn, phiền toái mà còn đem đến nhiều tác động đến tinh thần người bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu bệnh trĩ là bệnh gì, nguyên nhân do đâu, phòng và chữa bệnh như thế nào nhé.

Bạn đang đọc: Bệnh trĩ là bệnh gì, điều trị bệnh ra sao?

1. Bệnh trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ (tên tiếng anh gọi là hemorrhoids) là tình trạng hiện tượng giãn ra quá mức ở các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới. Quá trình này tạo ra các búi trĩ. Hiện tại, chưa thực sự xác định được cơ chế của loại bệnh này để lý giải cụ thể bệnh trĩ là gì. Tuy nhiên, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết xoay quanh cơ chế hình thành bệnh trĩ như sau:

1.1. Lý giải “bệnh trĩ là bệnh gì” theo thuyết cơ học

Quá trình hình thành bắt nguồn từ việc các đám rối tĩnh mạch trĩ nội nằm ở dưới niêm mạc trên đệm hậu môn, được cố định bằng các dây chằng. Khi dây chằng bị yếu đi, đệm hậu môn bị ứ máu và trượt ra ngoài, tạo thành bệnh trĩ.

Các yếu tố gây tổn thương có thể bắt nguồn từ: độ tuổi (do cơ treitz bắt đầu thoái hóa từ sau tuổi 20), tình trạng tăng áp lực trong ổ bụng (táo bón, ngồi nhiều, bê vác nặng),..

1.2. Lý giải “bệnh trĩ là bệnh gì” theo thuyết mạch máu

Thông thường máu được đưa đến các bộ phận trong đó có hậu môn thông qua động mạch. Sau đó, chúng trở về tim bằng tĩnh mạch. Người bị bệnh trĩ có khả năng do rối loạn thần kinh vận mạch. Máu về tim không hết mà còn bị ứ trệ tại tĩnh mạch hậu môn. Từ đó các tĩnh mạch giãn ra, tạo thành các búi trĩ.

2. Phân loại bệnh trĩ

Theo vị trí của búi trĩ, bệnh trĩ được chia thành 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại.

– Trĩ nội (internal hemorrhoids): các búi trĩ nằm bên trên đường lược của hậu môn và trực tràng.

– Trĩ ngoại (external hemorrhoids): búi trĩ nằm bên ngoài ống hậu môn, nằm dưới đường lược.

Ngoài ra, bệnh trĩ hỗn hợp là hiện tượng người bệnh mắc đồng thời cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại.

Bệnh trĩ được chia ra thành 4 cấp độ, các cấp độ tăng dần tùy theo tình trạng nặng dần của bệnh.

2.1. Bệnh trĩ nội

Đối với bệnh trĩ nội, người ta xếp các cấp độ của bệnh dựa trên mức độ sa ra ngoài của các búi trĩ. Thông thường ở giai đoạn 1, giai đoạn nhẹ , búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Giai đoạn này khá khó nhận biết. Đối với cấp độ 2, búi trĩ có thể sa ra ngoài, thập thò ở hậu môn nhưng có thể tự co vào mà không cần người bệnh tác động lên.

Trong cấp độ 3, các búi trĩ có khả năng co vào được tuy nhiên cần tay đẩy vào. Đối với mức độ nặng của bệnh, búi trĩ hoàn toàn nằm bên ngoài hậu môn. Người bệnh dùng tay đẩy cũng không thể vào. Lúc này, người bệnh cần phải được xử lý y tế gấp để tránh những tổn thương và đau đớn. Ngoài ra, có thể hạn chế tối đa biến chứng.

Bệnh trĩ là bệnh gì, điều trị bệnh ra sao?

Bệnh trĩ nội gây ra nhiều ám ảnh cho bệnh nhân

2.2. Bệnh trĩ ngoại

Đối với trĩ ngoại, bệnh cũng được chia thành 4 mức độ tuy nhiên tính chất các mức độ là khác nhau. Ở giai đoạn 1, bệnh từ hình thành và triệu chứng dễ nhận biết hơn trĩ nội. Hậu môn người bệnh xuất hiện những chấm thịt nhỏ và gây ngứa. Giai đoạn 2, các búi trĩ phát triển lớn hơn và gây ra cảm giác đau rát, gây cộm ở hậu môn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh chuyển sang giai đoạn 3 là tắc nghẹt búi trĩ và cuối cùng là mức độ 4: nhiễm trùng nặng búi trĩ.

3. Nguyên nhân bệnh trĩ

Có nhiều yếu tố được coi như những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ:

– Người bị táo bón mạn tính

Khi bị táo bón, áp lực trong ống hậu môn xuất hiện và tăng lên khi bệnh nhân rặn mạnh để đẩy chất thải ra ngoài. Từ đó,máu bị ứ trệ, xuất hiện trong các đám rối tĩnh mạch trĩ. Ngoài ra, các dây chằng cố định đệm hậu môn cũng bị tổn thương, dẫn đến búi trĩ sa ra ngoài. Bệnh táo bón bắt nguồn từ nguyên nhân cơ thể bị thiếu hụt chất xơ. Điều này là hậu quả của tình trạng ăn quá ít rau xanh, hoa quả. Bệnh nhân sẽ bị  khó khăn khi đi đại tiện. Ngoài ra, tình trạng uống không đủ nước, ăn nhiều đồ cay nóng, có thể dẫn đến táo bón, tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?

Bệnh trĩ là bệnh gì, điều trị bệnh ra sao?

Táo bón là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

– Áp lực trong ổ bụng tăng lên

Những người bị ho lâu ngày, người lao động nặng, người bị bệnh bí đái do u xơ tiền liệt tuyến,… làm cho áp lực trong ổ bụng tăng kéo dài, cản trở sự hồi lưu tĩnh mạch vùng hậu môn làm bệnh trĩ sẽ dần xuất hiện. Đó là lý do đối tượng mắc bệnh trĩ thường là người làm công việc văn phòng. Ngoài ra bê vác quá nặng quá lâu, trong thời gian dài cũng là nguyên nhân bệnh trĩ.

– Thai kỳ của phụ nữ

Thai nhi khi lớn dần lên sẽ tạo ra các áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và trực tràng. Đối với những sản phụ sinh thường, rặn không đúng cách khi sinh có

– Những nguyên nhân khác: Một số yếu tố khác như quan hệ tình dục bằng cách xâm nhập hậu môn, sử dụng chất kích thích, chất có cồn,… cũng là những nguyên nhân bệnh trĩ.

4. Biểu hiện của bệnh trĩ như thế nào?

Hiểu được bệnh trĩ là bệnh gì, có thể nhận thấy người bị bệnh trĩ thường gặp những biểu hiện phổ biến như sau:

– Đau rát hậu môn, bệnh trĩ ngoại gây đau đớn hơn bệnh trĩ nội.

– Đi đại tiện kèm máu, bệnh trĩ nội gây chảy máu nhiều hơn trĩ ngoại.

– Người bệnh luôn cảm thấy có các khối thịt vướng víu, cảm giác cộm ở hậu môn.

– Búi trĩ sa ra ngoài, có thể tự co vào hoặc không. Đây là biểu hiện đặc trưng của người bệnh trĩ khi búi trĩ đã bắt đầu sa ra ngoài.

– Hậu môn thường xuất hiện nhiều dịch nhầy hơn khiến người bệnh thấy nhớp nháp và ẩm ướt kéo dài.

– Một vài trường hợp bệnh nhân bị rò rỉ phân.

5. Điều trị bệnh trĩ

Dù lành tính nhưng bệnh trĩ rất phiền phức tác động tiêu cực đến các chức năng sống. Bệnh cũng không thể tự khỏi mà không được can thiệp y tế. Thông thường, có hai cách điều trị căn bệnh này như sau:

– Điều trị bệnh trĩ bằng các loại thuốc. Cách này thường dùng cho người bệnh đang ở mức độ nhẹ như 1, 2. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Cần đặc biệt tuân theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý sử dụng thuốc truyền miệng chưa rõ nguồn gốc và chưa được kiểm chứng.

– Điều trị bằng can thiệp ngoại khoa: Dùng thủ thuật hoặc phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ là phương pháp tối ưu khi bệnh chuyển sang giai đoạn 3,4 và không thể điều trị bằng thuốc. Hiện nay, có nhiều phương pháp hiện đại như phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan và Ferguson, phương pháp cắt trĩ Longo. Trong đó, mổ trĩ Longo được ưa chuộng vì gần như không đau. Các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nằm ở vùng vô cảm của ống hậu môn. Người bệnh sẽ nhanh phục hồi, có thể về sau 48 giờ.

Bệnh trĩ là bệnh gì, điều trị bệnh ra sao?

>>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ ngoại: Bạn đã biết?

Nên đi khám sớm để điều trị đơn giản và hiêu quả

Ngoài ra có thể kể đến các thủ thuật như thắt mạch, tiêm xơ búi trĩ. Phương pháp này khiến búi trĩ khô đi và teo dần trong khoảng 10 ngày. Trên đây là những thông tin tổng quan giúp trả lời câu hỏi bệnh trĩ là bệnh gì, điều trị như thế nào. Lưu ý hãy đến khám tại cơ sở y tế uy tín để sớm nhận biết và điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *