Bệnh trĩ ngoại và các dấu hiệu nhận biết bệnh đúng cách

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại thường dễ thấy hơn so với trĩ nội hoặc trĩ hỗn hợp, tuy nhiên không tránh khỏi việc nhầm lẫn hoặc phát hiện chậm trễ nếu không có kiến thức về cách nhận biết các dấu hiệu bệnh. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về trĩ ngoại mà mọi người bệnh đều quan tâm.

Bạn đang đọc: Bệnh trĩ ngoại và các dấu hiệu nhận biết bệnh đúng cách

1. Tổng quan chung

1.1. Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng hình thành các búi trĩ ở dưới lớp da xung quanh vùng hậu môn, bệnh gây đau đớn, ngứa rát và rất khó chịu cho người bệnh.

Bệnh trĩ ngoại để phân biệt với trĩ nội chính là ở vị trí của búi trĩ. Cụ thể, với bệnh trĩ nội hình thành búi trĩ ở bên trong thành trực tràng và thường không gây đau nhưng lại gây chảy máu nhiều khi đi đại tiện. Trong khi đó, trĩ ngoại có búi trĩ nằm ở bên ngoài hậu môn, thường gây đau nhiều hơn so với trĩ nội. Một người có thể mắc cả trĩ ngoại và trĩ nội (trĩ hỗn hợp).

1.2. Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại không phân biệt cấp độ, độ trĩ chỉ được áp dụng với bệnh trĩ nội. Khi đại tiện, lượng máu chảy ra nhiều hay ít cũng không thể kết luận chính xác mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

Bệnh trĩ ngoại sẽ chia thành 4 thời kỳ:

– Thời kỳ thứ nhất

Trĩ giai đoạn đầu nên chưa có triệu chứng rõ rệt, khá khó nhận biết. Người bệnh chỉ cảm giác hơi cộm, ngứa rát ở vùng hậu môn.

– Thời kỳ thứ hai

Xuất hiện các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo vì chúng đã lồi ra khỏi hậu môn. Lúc đại tiện, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều, khó chịu và nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì tình trạng viêm nhiễm khuẩn rất dễ xảy ra.

– Thời kỳ thứ ba

Ra máu khi đi đại tiện, búi trĩ bị tắc nghẹt. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đớn, trong trường hợp nặng có thể bị thiếu máu, nứt kẽ ở hậu môn.

– Thời kỳ thứ tư

Bước vào giai đoạn nặng nhất, kích thước các búi trĩ tăng lên trông thấy, sưng to hơn gây ngứa ngáy và khó chịu vô cùng. Nhiều trường hợp còn bị nhiễm trùng nặng cùng nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ ngoại và các dấu hiệu nhận biết bệnh đúng cách

Trĩ ngoại và trĩ nội là 2 tình trạng của trĩ dựa theo vị trí hình thành của búi trĩ.

1.3. Một số nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh trĩ ngoại

– Ngồi một chỗ quá lâu, liên tục và trong thời gian dài, đứng lâu, ít vận động.

– Mang vác vật nặng.

– Táo bón kéo dài, tái đi tái lại làm giãn tĩnh mạch trĩ và vòng cơ thắt ở hậu môn.

– Thói quen ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều đồ cay nóng, ăn ít chất xơ và dùng nhiều chất kích thích.

– Mắc các bệnh toàn thân như giãn phế quản, hen phế quản, rối loạn tiêu hóa,…

2. Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Nhận biết trĩ ngoại thường dựa theo những triệu chứng bệnh và những ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Trĩ ngoại giai đoạn đầu thường không có những dấu hiệu rõ ràng, chỉ khi bệnh chuyển nặng hơn thì mới có những triệu chứng rõ rệt. Cụ thể như sau:

2.1. Táo bón

Dấu hiệu điển hình của trĩ ngoại là tình trạng táo bón kéo dài hoặc đại tiện khó khăn. Đặc biệt khi ăn đồ ăn cay nóng hay sử dụng thực phẩm có chứa chất kích thích thì tình trạng táo bón diễn ra nhiều và rõ rệt hơn.

Mỗi lần đi đại tiện đều vô cùng khó khăn với người bệnh trĩ ngoại vì thường phải gắng rặn hết sức và gây ra cảm giác đau rát rất khó chịu. Hơn nữa, khi đại tiện xong có cảm giác chưa đào thải hết phân ra bên ngoài nên luôn có cảm giác buồn đại tiện.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội – ngoại

Bệnh trĩ ngoại và các dấu hiệu nhận biết bệnh đúng cách

Táo bón là dấu hiệu điển hình nhất giúp nhận biết trĩ ngoại.

2.2. Có da thừa ở hậu môn

Đây là triệu chứng thường gặp ở người bệnh trĩ ngoại cấp tính, khi búi trĩ bị nghẹt hoặc mất dần có thể hình thành các mảnh da thừa ở hậu môn và gây đau nhiều cho người bệnh, đau mỗi khi ngồi xuống và luôn bị cảm giác khó tiêu.

2.3. Xuất hiện máu đông ở búi trĩ

Triệu chứng này thường xuất hiện khi trĩ ngoại tới các giai đoạn trở nặng, gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Lý giải cho tình trạng này là do các tĩnh mạch nằm bên trong búi trĩ phình to ra khiến máu không thể lưu thông nên bị tích tụ lại.

2.4. Xuất hiện khối thịt thừa ở vùng rìa hậu môn

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất với các khối thịt thừa nhô ra hay còn gọi là búi trĩ. Các búi trĩ thường có màu đen, tím thẫm hoặc đỏ. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà búi trĩ sẽ có kích thước và mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Bệnh trĩ ngoại và các dấu hiệu nhận biết bệnh đúng cách

>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ cấp độ 3 có bắt buộc phải phẫu thuật?

Người bệnh có thể dễ dàng quan sát và nhận biết trĩ ngoại khi phát hiện có khối thịt thừa nhô lên dưới vùng hậu môn

2.5. Đau rát hậu môn

Khi có búi trĩ xuất hiện ở rìa hậu môn gây ra cảm giác khó chịu, vướng víu, đau nhức và khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ngồi xuống. Khi búi trĩ to ra, các huyết khối gây chèn ép lên các mạch máu khiến người bệnh đau nhức dữ dội cả khi đi đứng hoặc nghỉ ngơi.

2.6. Sa búi trĩ

Sa búi trĩ là việc búi trĩ bị trồi ra bên ngoài hậu môn, tùy vào mức độ và tình trạng bệnh mà búi trĩ sẽ bị sa nhiều hoặc ít. Đối với trĩ ngoại nhẹ thì búi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn ít hơn so với trĩ ngoại nặng.

Sa búi trĩ không chỉ gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc và suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2.7. Chảy dịch nhầy ở hậu môn

Dấu hiệu này thường đi kèm với tình trạng sa búi trĩ. Dịch nhầy bị chảy ra từ hậu môn thường có màu trắng hoặc trong, đôi khi có lẫn cả máu. Nếu triệu chứng này không thuyên giảm sẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có thể phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.

Chính vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu trên, người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc cũng như vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn có búi trĩ để thuyên giảm các cơn đau cũng như không để bệnh diễn biến thêm nặng.

Nhận biết đúng các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại chính là cơ sở quan trọng có lợi cho việc điều trị sau này, phát hiện sớm thì thoát trĩ sẽ nhanh và hiệu quả cao hơn. Vì thế người bệnh cần quan sát thật kỹ mọi dấu hiệu nghi ngờ trĩ để có cách xử lý tốt nhất, hạn chế nguy cơ trĩ tái phát.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *