Nhắc đến bệnh trĩ ngoại chắc hẳn không ít người sẽ nghĩ ngay tới những cơn đau rát, khó chịu vô cùng, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu các cách điều trị trĩ ngoại sẽ giúp người bệnh xóa bỏ những triệu chứng rắc rối, trở lại làm việc bình thường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bạn đang đọc: Bệnh trĩ ngoại và những rắc rối trong sinh hoạt hằng ngày
1. Nguyên nhân bệnh trĩ ngoại
1.1. Nguyên nhân chính
Bệnh trĩ ngoại xảy ra khi các tĩnh mạch bị căng giãn quá mức khiến hình thành búi trĩ dưới da xung quanh hậu môn. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng nêu trên là thói quen dùng sức rặn nhiều lần mỗi khi đi đại tiện mỗi ngày.
Việc rặn nhiều làm tăng áp lực lên tĩnh mạch gây tích tụ máu do quá trình lưu thông bị cản trở. Từ đó, các tĩnh mạch ở rìa hậu môn sẽ có xu hướng căng giãn quá mức, cuối cùng là hình thành búi trĩ.
Rặn nhiều khi đi tiêu thường gặp ở những người bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Chính vì thế, những thói quen trong sinh hoạt hoặc chế độ ăn làm tăng nguy cơ táo bón cũng là nguyên nhân gây ra trĩ.
1.2. Các yếu tố nguy cơ
– Ăn thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng hoặc dùng nhiều loại đồ uống chứa chất kích thích sẽ gây khó tiêu và dễ dẫn tới táo bón.
– Uống ít nước làm phân khô gây khó khăn trong việc đi đại tiện.
– Người ít vận động, ngồi nhiều, đứng lâu.
– Đối tượng thường xuyên phải mang vác nặng.
– Một số thói quen vô tình làm tăng nguy cơ bị trĩ như ngồi xổm, rặn khi đi cầu, quan hệ đồng tính nam,…
– Ảnh hưởng từ một số bệnh toàn thân như rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp (viêm phế quản, giãn phế quản, hen phế quản),….
– Phụ nữ mang thai và sau sinh: Khi có thai, áp lực cơ thể là rất lớn, thai phụ thì dễ bị táo bón, sức khỏe yếu hơn. Tỷ lệ mắc trĩ cao nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Trĩ ngoại xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ yếu đến từ việc rặn nhiều lần mỗi khi đi vệ sinh thường là do táo bón.
2. Những rắc rối do trĩ ngoại gây ra
Người bệnh bị trĩ ngoại không chỉ gặp phải những triệu chứng đau đớn khó chịu vô cùng, mà còn bị ảnh hưởng tới tâm lý do búi trĩ ngoại gây vướng víu, sưng tấy, tiết dịch, thậm chí là viêm nhiễm gây bất tiện lớn tới sinh hoạt hằng ngày.
– Gây đau đớn, ngứa ngáy: Người bệnh trĩ thường xuyên phải chịu những đau đớn, ngứa ngáy ở vùng hậu môn nhất là mỗi lần đi đại tiện. Đây được coi là nỗi ám ảnh của người bệnh trĩ.
– Cảm giác ẩm ướt rất khó chịu: Các búi trĩ ngoại thường xuyên tiết dịch liên tục dẫn tới vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt gây khó chịu. Không chỉ vậy, tiết dịch nhiều còn có thể làm búi trĩ có mùi hôi và tăng nguy cơ viêm nhiễm nặng.
– Gây vướng víu: Búi trĩ ngoại như một khối thịt thừa ở cửa hậu môn, mỗi khi di chuyển, ngồi hay đứng đều gây vướng víu làm người bệnh không thoải mái.
– Ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh: Trĩ gây ra những khó khăn và bất tiện khiến người bệnh mất đi sự tự tin trong công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Trường hợp nặng còn có thể dẫn tới những ảnh hưởng trong quan hệ vợ chồng hay những mặc cảm khó nói.
Tìm hiểu thêm: Phân biệt các dạng bệnh trĩ
Người bệnh bị trĩ ngoại không chỉ phải chịu nhiều đau đớn mà còn gặp phải nhiều rắc rối trong sinh hoạt và làm việc hằng ngày.
3. Điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ ngoại
3.1. Điều trị bệnh trĩ ngoại
Hiện nay, phương án điều trị trĩ ngoại được tiến hành dựa theo giai đoạn trĩ phát triển cùng mức độ ảnh hưởng của triệu chứng. Cụ thể như sau:
– Với trĩ ngoại nhẹ, ở những giai đoạn đầu của bệnh sẽ được ưu tiên điều trị nội khoa(các loại thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định từ bác sĩ), kết hợp chế độ ăn hợp lý cùng thói quen sinh hoạt đúng cách để từng bước khắc phục bệnh, kiểm soát triệu chứng.
– Với trĩ ngoại đã tới giai đoạn trở nặng, búi trĩ to và triệu chứng ngày một nghiêm trọng thì có thể được chỉ định điều trị ngoại khoa bằng cách can thiệp thủ thuật (chích xơ, đốt điện, thắt dây thun,…) hoặc thực hiện phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này thì phẫu thuật cắt trĩ sẽ là lựa chọn ưu tiên vì mang lại hiệu quả thoát trĩ cao và toàn diện.
Lưu ý: Việc điều trị trĩ ngoại nên được tiến hành càng sớm càng tốt để có được hiệu quả cao nhất. Người bệnh trĩ nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá chính xác tình trạng bệnh, khi đó mới có thể đưa ra kết luận phương án điều trị phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay áp dụng các biện pháp truyền miệng vô căn cứ để tránh làm bệnh thêm nặng hay những biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh.
>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ ngoại và cách chữa: Những điều cần biết
Người bệnh cần tiến hành thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để đưa ra phương án điều trị thích hợp.
3.2. Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại
Cách phòng ngừa trĩ hiệu quả nhất là giảm nguy cơ táo bón cùng như điều chỉnh chế độ ăn khoa học và thay đổi thói quen sinh hoạt đúng cách. Cụ thể như sau:
– Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn mỗi ngày như rau củ quả xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc,.. sẽ có lợi cho tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
– Uống đủ nước từ 2-3l nước mỗi ngày, với phụ nữ mang thai thì cần uống nhiều hơn.
– Hình thành những thói quen tốt giảm nguy cơ trĩ như ngồi xổm khi đi vệ sinh, tránh ngồi cầu quá lâu và rặn mạnh mỗi khi đi đại tiện. Nên đi đại tiện đều đặn mỗi ngày và tốt nhất nên đi theo một khung giờ nhất định để hình thành cơ chế đào thải phân cho cơ thể.
– Vận động điều độ, không ngồi quá lâu một chỗ nhất là đối tượng nhận viên văn phòng.
– Thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa khi nghi ngờ những dấu hiệu đầu tiên của trĩ để được xử lý đúng cách. Điều trị trĩ càng sớm thì hiệu quả càng cao.
Như vậy, để khắc phục những rắc rối do bệnh trĩ ngoại gây ra, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm và tiến hành điều trị dứt điểm ngay. Thoát trĩ toàn diện chính là cách giúp bạn lấy lại tự tin, trở lại sinh hoạt bình thường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.