Bệnh trĩ và các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả 

Bệnh trĩ đem lại không ít phiền toái và khó chịu cho người mắc, khiến cho chất lượng cuộc sống suy giảm. Bài viết này sẽ gửi tới quý đọc giả những thông tin về bệnh trĩ cũng như các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả hiện nay.

Bạn đang đọc: Bệnh trĩ và các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả 

1. Tổng quan về bệnh trĩ?

1.1. Trĩ là gì?

Trĩ là một trong những căn bệnh đường tiêu hóa phổ biến với rất nhiều người mắc. Bệnh trĩ hình thành do tình trạng các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới giãn ra. Ở người bình thường, máu sẽ đến các cơ quan bằng động mạch và sẽ quay trở lại tim bằng tĩnh mạch. Tuy nhiên, ở người bệnh trĩ, máu sau khi được đưa đến hậu môn không quay lại tim hoàn toàn. Sự ứ đọng máu khiến cho tĩnh mạch hậu môn căng phồng lên. Tình trạng này kéo dài tạo nên các búi trĩ. Nếu không được điều trị kịp thì trĩ sẽ sa ra ngoài ống hậu môn.

1.2. Phân loại bệnh trĩ

Có hai cách phân loại bệnh trĩ: Theo vị trí và theo cấp độ bệnh

– Phân loại theo vị trí của búi trĩ: Chia thành hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại

Trĩ nội: Vị trí xuất hiện của các búi trĩ là trên đường lược của hậu môn và trực tràng. Trĩ nội nằm trong ống hậu môn. Việc quan sát và nhận biết trĩ nội sẽ khó khăn hơn. Chỉ khi bệnh đã trở nặng, bệnh nhân đi ngoài ra máu, búi trĩ to rớt ra ngoài thì người bệnh mới nhận biết được

Trĩ ngoại: Vị trí xuất hiện là bên ngoài ống hậu môn, nằm dưới đường lược. Bệnh dễ phát hiện hơn trĩ nội, tuy nhiên, mức độ  đau đớn của trĩ ngoại là cao hơn. Búi trĩ khi sa ra ngoài sẽ cọ xát vào trang phục, ghế ngồi,.. Điều này gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh.

Ngoài ra, khi người bệnh có búi trĩ ở cả trong và ngoài ống hậu môn, tình trạng này là trĩ hỗn hợp.

– Phân loại theo cấp độ trĩ: Bệnh được chia thành 4 cấp độ nói chung. Tuy nhiên ở từng cấp độ, bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Đối với bệnh trĩ nội:

Cấp độ 1: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn hoàn toàn

Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng tự thụt vào bên trong hậu môn được

Cấp độ 3: Búi trĩ lòi ra ngoài, người bệnh phải dùng tay đẩy vào mới thụt vào trong hậu môn.

Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài, dùng tay đẩy cũng không vào. Tình trạng này gây ra cực nhiều phiền toái cho bệnh nhân.

Đối với bệnh trĩ ngoại:

Cấp độ 1: Hình thành các búi trĩ, kích thước nhỏ như các chấm, nằm xung quanh hậu môn.

Cấp độ 2: Các búi trĩ lớn dần lên, gây đau và cộm cho người bệnh.

Cấp độ 3: Sa nghẹt búi trĩ, cảm giác đau đớn nhiều hơn gấp bội

Cấp độ 4: Hoại tử búi trĩ, dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn.

Bệnh trĩ và các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả 

Hình ảnh mô tả bệnh trĩ ngoại

1.3. Nguyên nhân của bệnh trĩ

Để tìm được cách phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ hiệu quả, trước tiên cần hiểu những nguyên nhân gây bệnh.

Độ tuổi từ 30-60 tuổi là độ tuổi có nguy cơ mắc trĩ rất cao. Tỷ lệ bệnh ở phụ nữ cũng cao hơn đàn ông với tỷ lệ khoảng 60%. Trĩ có thể hình thành do những nguyên nhân sau:

– Không thường xuyên vận động, ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế.

– Cơ thể thiếu hụt nước, gây ra táo bón

– Không bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết do ăn ít rau xanh, hoa quả,..

– Phụ nữ mang thai và sau sinh, đặc biệt là sản phụ sinh thường do rặn đẻ không đúng cách, rặn đẻ quá mạnh.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh trĩ tại nhà: Có nên áp dụng hay không?

Bệnh trĩ và các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả 

Mang thai cũng là một nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

– Đi đại tiện lâu, rặn nhiều khi đại tiện

– Quan hệ tình dục qua hậu môn, đặc biệt là quan hệ đồng giới.

2. Các phương pháp chữa bệnh trĩ

2.1. Các phương pháp chữa bệnh trĩ – phương pháp điều trị nội khoa

Bệnh trĩ nói chung ở giai đoạn 1,2 được coi là bệnh trĩ dạng nhẹ. Điều trị trĩ ở thời điểm này không quá phức tạp và khó khăn. Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc, có thể dưới dạng uống hoặc bôi. Các loại thuốc đều nhằm mục đích làm teo nhỏ búi trĩ, hạn chế sự phát triển của chúng. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định và người bệnh có thể điều trị tại nhà. Kèm theo điều trị nội khoa là các lưu ý về chế độ ăn uống tập luyện lành mạnh, hợp lý.

2.2. Các phương pháp chữa bệnh trĩ – phương pháp điều trị ngoại khoa

Khi bệnh trĩ đã ở cấp độ 3,4 hoặc đôi khi cấp độ 2 không đáp ứng điều trị nội khoa, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa. Các kỹ thuật phẫu thuật hoặc thủ thuật nhằm cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ sẽ được áp dụng. Thông thường, có những phương pháp phổ biến cắt bỏ trĩ như sau:

Phương pháp Tiêu trĩ không dao kéo – Laser Diode

Laser Diode là phương pháp loại bỏ búi trĩ không sử dụng đến dao kéo hay bất kỳ thiết bị tạo vết cắt nào khác. Thay vào đó, sức mạnh của Laser được sử dụng để triệt mạch trĩ và đánh xẹp các mô trĩ. Điều này đem lại rất nhiều ưu việt vượt trội của phương pháp này so với các phương pháp cổ điển khác. Bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn, không gặp tình trạng chảy máu, rất nhanh hồi phục và hạn chế tuyệt đối biến chứng hẹp hậu môn do xâm lấn gần như không có.

Phương pháp Laser Diode – mổ trĩ không dao kéo – can thiệp đặc hiệu cho bệnh nhân trĩ độ 2, độ 3, rất an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân chỉ cần lưu viện 1 ngày là có thể trở lại cuộc sống bình thường.

Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan – Ferguson

Phương pháp cắt trĩ cổ điển này thường dựa theo các thao tác cắt từng búi trĩ  đơn lẻ cho người bệnh. Tiếp theo, các cuống của búi trĩ sẽ được các bác sĩ sẽ tiến hành khâu gọn và buộc lại. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một kỹ thuật cắt và khâu khéo léo với mục đích hạn chế tối đa tổn thương.

Mặc dù có ưu điểm là giúp bác sĩ xử lý gọn gàng và triệt để búi trĩ, nhược điểm của phương pháp Milligan Morgan – Ferguson là khá đau. Chính vì vậy, phương pháp này cần được kết hợp với những liệu pháp giảm đau để hạn chế cơn đau cho người bệnh.

Milligan Morgan- Ferguson được đánh giá là có thể áp dụng cho rất nhiều loại trĩ và tình trạng bệnh, ngoài ra được đánh giá là ít rủi ro, an toàn và có thể loại bỏ các búi trĩ rất triệt để. Bệnh nhân thường cần nằm viện trong khoảng 3- 4 ngày để theo dõi vết mổ.

Phương pháp cắt trĩ Longo

Mổ trĩ Longo hiện được ưa chuộng bởi tính nhanh chóng, ít xâm lấn, ít đau và thời gian hồi phục nhanh chóng, ít để lại biến chứng.

Súng Longo – súng khâu cắt tự động sẽ được sử dụng để phẫu thuật cho bệnh nhân. Nguyên lý của phương pháp này là kéo búi trĩ về lại vị trí bình thường. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt và khâu các mạch máu cung cấp máu cho búi trĩ. Nhờ đó, các búi trĩ mất nguồn cấp máu và teo nhỏ lại.

Kỹ thuật này gần như không gây đau đớn cho bệnh nhân vì thường được thao tác ở phía trên đường lược – vị trí vô cảm của hậu môn.

Phương pháp Longo có thể áp dụng được cho nhiều loại trĩ và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng mắc bệnh. Đặc biệt, bệnh nhân hồi phục nhanh, ít phải nằm viện và thường có thể về sau 48 giờ.

Bệnh trĩ và các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả 

>>>>>Xem thêm: Quan niệm sai lầm về bệnh trĩ ở mọi đối tượng, lứa tuổi

Phẫu thuật cắt trĩ cho bệnh nhân

Một số phương pháp khác

Dùng các thủ thuật tiêm xơ, khâu treo, thắt mạch trĩ,..có thể áp dụng cho nhiều loại trĩ bởi tính an toàn, ít đau và nhanh hồi phục

Trên đây là những điều cần biết về bệnh trĩ cũng như các phương pháp chữa bệnh trĩ bạn có thể tham khảo. Đặc biệt, bệnh nhân cần đi khám sớm để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *