Bệnh tuyến giáp rối loạn về cấu trúc hoặc chức năng

Bệnh tuyến giáp có thể là tình trạng rối loạn về cấu trúc hoặc chức năng của tuyến hoặc kết hợp cả hai. Hầu hết các bệnh lý của tuyến giáp đều làm tuyến giáp to ra – gọi là bướu giáp. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp (mang thai, cho con bú) có tuyến giáp to nhưng không phải là bệnh, mà gọi là tuyến giáp to sinh lý.

Bạn đang đọc: Bệnh tuyến giáp rối loạn về cấu trúc hoặc chức năng

Nguyên nhân của bệnh tuyến giáp

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như:
– Tình trạng thiếu hụt i ốt: do thức ăn, nguồn nước, do giảm hấp thu (bệnh lý tiêu hóa), rối loạn men chuyển hóa i ốt.
– Chấn thương tinh thần: căng thẳng quá mức (stress), mang thai, sau sinh.
– Rối loạn đáp ứng tự miễn dịch, nội tiết.

Bệnh tuyến giáp rối loạn về cấu trúc hoặc chức năng

Các bệnh tuyến giáp rất dễ mắc phải do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn thiếu iot, chấn thương tinh thần…

– Yếu tố gia đình, bẩm sinh, cơ địa (yếu tố di truyền).
– Lứa tuổi, giới tính (nữ mắc nhiều hơn nam).
– Tình trạng cung cấp thừa i ốt: trong thức ăn, hoặc các thuốc điều trị.

Phân loại các bệnh tuyến giáp

Bệnh về tuyến giáp được chia thành nhiều loại:
– Bướu giáp không có rối loạn chức năng được gọi là bệnh bướu giáp đơn thuần. Trong đó, có bướu giáp nhân (khi có một nhân), bướu giáp đa nhân (nhiều nhân) và bướu giáp lan tỏa (khi không có nhân).
– Bệnh viêm tuyến giáp, hay gặp là bệnh viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn, bệnh viêm tuyến giáp bán cấp De Quervain, viêm tuyến giáp Riedel, viêm tuyến giáp cấp tính. Có một số ít trường hợp viêm tuyến giáp đi kèm với rối loạn chức năng giáp.

Tìm hiểu thêm: Thiếu máu: Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh tuyến giáp rối loạn về cấu trúc hoặc chức năng

Các bệnh tuyến giáp được chia thành nhiều loại và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe

– Bệnh bướu giáp có cường chức năng, hay gặp nhất là bệnh Basedow với triệu chứng điển hình là bướu giáp lan tỏa, mạch nhanh, mắt lồi và run tay. Một số bệnh bướu giáp có cường chức năng khác là: bướu nhân nhiễm độc, bệnh bướu đa nhân nhiễm độc, nhiễm độc giáp do thuốc.
– Các bệnh bướu giáp có nhược chức năng, hay gặp là nhược năng giáp bẩm sinh (bướu cổ đần độn).

Cách điều trị các bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là bệnh tiến triển chậm và có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm, điều trị và theo dõi cẩn thận. Do vậy, khi mắc bệnh tuyến giáp, bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để có kế hoạch điều trị phù hợp.
– Đối với bệnh suy giáp:  Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các loại thuốc là nội tiết tố tổng hợp thay thế các hóc môn giáp. Loại thuốc này phải uống hàng ngày theo đơn của bác sĩ và xét nghiệm kiểm tra định kỳ.
– Đối với bệnh cường giáp: Hiện nay có 3 phương pháp điều trị, đó là: dùng thuốc kháng giáp để ngăn chặn sản xuất hóc môn; điều trị bằng i ốt phóng xạ để vô hiệu hóa tuyến giáp và phẫu thuật để cắt bỏ một phần tuyến giáp. Phẫu thuật là phương pháp điều trị có nhiều ưu điểm đó là triệt để, an toàn và không phải uống hóc môn thay thế.

Bệnh tuyến giáp rối loạn về cấu trúc hoặc chức năng

>>>>>Xem thêm: Suy tuyến giáp là gì: Những thông tin cần biết

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp phù hợp

– Đối với bệnh bướu giáp nhân, bướu giáp đa nhân hoặc các u tuyến giáp lành tính thì phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi được sử dụng rộng rãi, có ưu điểm đó là đảm bảo tính thẩm mỹ vì các sẹo mổ nằm kín ở nách và ngực.
– Ung thư tuyến giáp là loại phát triển chậm, kết quả điều trị thường rất tốt. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp. Sau phẫu thuật sẽ được điều trị bổ trợ bằng hóa chất và xạ. Bên cạnh đó bệnh nhân nhân cũng được dùng các thuốc hóc môn thay thế.
Người bệnh tuyến giáp cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ nhằm điều chỉnh đơn thuốc và phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *