Bệnh ung thư phổi – Dấu hiệu nhận biết, cách phòng và điều trị

Với hàng nghìn ca mắc mới mỗi năm, ung thư phổi là 1 trong những bệnh lý nguy hiểm bậc nhất. Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi là gì, cách phòng tránh, điều trị như thế nào… là những điều cần biết về bệnh ung thư phổi.

Bạn đang đọc: Bệnh ung thư phổi – Dấu hiệu nhận biết, cách phòng và điều trị

1. Khái quát về bệnh ung thư phổi

1. 1 Khái niệm

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính xảy ra khi các tế bào bất thường nhân lên nhanh chóng và không kiểm soát. Ở giai đoạn đầu, bệnh khởi phát ở phổi, sau đó khi bệnh tiến triển khối u lớn lên, các tế bào ác tính lan ra các hạch bạch huyết và di căn ra các bộ phận khác trên cơ thể.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi có thể kể đến như:

– Người hút thuốc lá thường xuyên (kể cả người hút thuốc thụ động)

– Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như amiăng, radon…

– Người có tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi cũng có nguy cơ cao hơn người bình thường.

Bệnh ung thư phổi – Dấu hiệu nhận biết, cách phòng và điều trị

Bệnh ung thư phổi nguy hiểm và gây tử vong cao

1. 2 Phân loại bệnh ung thư phổi

Dựa theo đặc điểm, người ta phân ung thư phổi làm 2 nhóm là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. 

– Ung thư phổi tế bào nhỏ: Loại ung thư này thường khá ít gặp, chiếm tỉ lệ nhỏ (khoảng gần 20%) tuy nhiên rất nguy hiểm và có tốc độ phát triển nhanh.

– Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Đây là loại ung thư phổi phổ biến hơn hay gặp (trên 80% trường hợp). Trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ lại chia thành ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào lớn và biểu mô tuyến.

2. Dấu hiệu nhận biết

Ung thư phổi là bệnh lý rất nguy hiểm nhưng nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị đúng cách sẽ có tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên ở giai đoạn sớm bệnh có ít triệu chứng. Hoặc nếu có các triệu chứng này cũng dễ nhầm lẫn. Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi mà bạn cần lưu ý đó là:

Ho kéo dài bất thường: Ho là 1 trong những dấu hiệu khá thường gặp ở người bị ung thư phổi. Tuy nhiên ho cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp thông thường. Do vậy bạn cần chú ý đến đặc điểm của cơn ho để nhận biết. Nếu tình trạng ho kéo dài nhiều ngay, dai dẳng không phải do các bệnh hô hấp thì cần chú ý. Ngoài ra nếu ho ra máu cũng nên đi kiểm tra để được chẩn đoán.

Tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết

Bệnh ung thư phổi – Dấu hiệu nhận biết, cách phòng và điều trị

Ho là 1 trong những triệu chứng của ung thư phổi

Đau tức ngực: Khối u ở phổi cũng gây ra tình trạng đau tức ngực. Tình trạng này có thể tăng lên khi ho hoặc hít thở sâu. Do đó cần chú ý để nhận biết.

Khó thở: Khối u chèn ép cũng làm ảnh hưởng đến chức năng của phổi. Do đó người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, hụt hơi, gặp khó khăn khi hít thở sâu.

Khàn tiếng: Đột nhiên khàn tiếng, ngoài ra còn có thêm các triệu chứng đi kèm như ho, khó thở, sụt cân.. thì bạn nên đi kiểm tra để được tư vấn.

Sút cân đột ngột: Đây là dấu hiệu chung cả hầu hết các bệnh ung thư trong đó có ung thư phổi. Do vậy nếu đột nhiên sụt cân quá nhanh, không phải do ăn kiêng thì cần lưu ý. Ngoài việc sụt cân người bị ung thư phổi cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chán ăn…

3. Phòng và điều trị ung thư phổi

3. 1 Các phương pháp điều trị

Các phương pháp điều trị chính của ung thư phổi có thể kể đến như hóa chất, xạ trị, phẫu thuật, điều trị đích… Thông thường các phương pháp sẽ được kết hợp với nhau để tăng hiệu quả. Tùy vào từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nào. Cụ thể:

Phẫu thuật: Đây là phương pháp triệt căn nhằm mục cắt bỏ khối u trong phổi và vét hạch. Phương pháp này hiệu quả khi ung thư phổi mới ở giai đoạn sớm. Lúc này khối u còn nhỏ và các tế bào ác tính chưa lan rộng. Với bệnh nhân khỏe mạnh, phương pháp phẫu thuật mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên với các bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn thì không áp dụng được.

Hóa trị: Hay còn gọi là phương pháp điều trị toàn thân. Thuốc có thể đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hay đường uống. Hóa trị thường được sử dụng trước phẫu thuật để làm nhỏ khối u hoặc sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại. Hóa trị cũng có thể sử dụng riêng lẻ khi bệnh nhân ở giai đoạn muộn.

Bệnh ung thư phổi – Dấu hiệu nhận biết, cách phòng và điều trị

>>>>>Xem thêm: Ung thư tuyến tiền liệt và những thông tin quý ông không nên bỏ qua

Hóa trị là 1 trong những phương pháp điều trị ung thư

Xạ trị: Là phương pháp sử dụng tia xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể thực hiện trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u. Ngoài ra có thể kết hợp với hóa trị khi ung thư ở giai đoạn muộn.

Điều trị đích: Là phương pháp sử dụng thuốc nhắm vào tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến tế bào bình thường.

Liệu pháp miễn dịch: Là phương pháp làm tăng hệ miễn dịch của cơ thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

3. 2 Giải pháp phòng bệnh

Để phòng bệnh ung thư phổi bạn nên thực hiện 1 số giải pháp như sau:

– Tránh xa thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Kể cả người hút thuốc lá thụ động cũng có thể bị nguy hiểm. Do đó hãy tránh xa khói thuốc lá.

– Tránh xa những hóa chất độc hại. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc hãy sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ để bảo vệ sức khỏe.

– Chế độ ăn lành mạnh: Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất giúp tăng cường sức khỏe bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Hãy duy trì chế độ ăn điều độ, thêm rau xanh và hoa quả tươi vào mỗi bữa ăn.

– Duy trì tập luyện thể thao: Hãy thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, giúp phòng ngừa bệnh ung thư phổi và nhiều bệnh lý khác.

Ngoài các phương pháp phòng bệnh, hãy duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ. Việc này sẽ giúp kịp thời phát hiện bệnh ngay từ sớm tăng khả năng điều trị bệnh thành công. Ung thư phổi rất nguy hiểm nhưng nếu biết cách phòng ngừa có thể tránh được. Ngoài ra nếu bị bệnh hãy kịp thời điều trị. Ung thư phổi giai đoạn sớm nếu được điều trị tích cực vẫn có thể sống khỏe mạnh sau nhiều năm. Vì vậy ngay khi có các triệu chứng bất thường hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y
khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *