Ung thư đại trực tràng là một bệnh ác tính hay gặp nhất của hệ tiêu hóa. Trong đó, ung thư trực tràng chiếm khoảng 30% số trường hợp mắc bệnh. Vì thế nhiều người băn khoăn bệnh ung thư trực tràng có chữa được không và điều trị thế nào hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh ung thư trực tràng qua bài viết dưới đây để tìm lời đáp nhé.
Bạn đang đọc: Bệnh ung thư trực tràng có chữa được không? Cách điều trị
1. Ung thư trực tràng là gì?
Ung thư trực tràng là hiện tượng tăng trưởng bất thường của các mô ở trực tràng – đoạn ruột thẳng dài khoảng 11 – 15 cm, nối giữa đại tràng và ống hậu môn. Đoạn đầu trực tràng có hình dạng giống chữ sigma (xích ma) trong tiếng Hy Lạp, đoạn cuối trực tràng giãn ra tạo thành bóng trực tràng.
2. Bệnh ung thư trực tràng có nguy hiểm tới tính mạng không?
Ung thư trực tràng chiếm khoảng 30% các trường hợp mắc ung thư đại trực tràng – một trong những bệnh tiêu hóa ác tính hay gặp nhất.
Theo các nghiên cứu, ung thư trực tràng nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, đây cũng là loại ung thư phổ biến thứ 5 sau ung thư gan, phổi, dạ dày, vú. Theo Globocan 2020, Việt Nam gần 16.000 ca mắc mới và hơn 8.200 ca tử vong vì căn bệnh này.
Đặc biệt, các dấu hiệu của bệnh ung thư trực tràng thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, căn bệnh này thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn cuối và trở thành mối đe dọa đối với bất kỳ ai.
Ung thư trực tràng là bệnh xảy ra do tăng sinh mô ở đoạn ruột nối đại tràng và hậu môn.
3. Ung thư trực tràng có thể chữa khỏi không?
Bệnh ung thư trực tràng có chữa được không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ra bệnh và phương pháp điều trị.
Nếu phát hiện càng sớm và phương pháp điều trị hiện đại, phù hợp thì khả năng điều trị thành công khá cao.
2.1 Các giai đoạn của ung thư trực tràng và tiên lượng sống của bệnh nhân
– Giai đoạn 1
Các tế bào ung thư vẫn chỉ giới hạn trong trực tràng, phát triển trong các lớp niêm mạc và cận niêm mạc.
– Giai đoạn 2
Các tế bào ung thư bắt đầu lan ra ngoài niêm mạc trực tràng và di căn tới các khu vực khác trong trực tràng. Giai đoạn này được chia nhỏ thành các giai đoạn 2A, 2B và 2C tương ứng với mức độ lây lan của các tế bào ung thư.
– Giai đoạn 3
Các tế bào ung thư ở giai đoạn này đã bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Nếu mới chỉ có hạch bạch huyết gần với trực tràng bị ảnh hưởng thì gọi là giai đoạn 3A. Nếu có 2-3 hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi các tế bào ung thư thì là giai đoạn 3B. Giai đoạn 3C là giai đoạn có 4 hạch bạch huyết hoặc các hạch bạch huyết ở xa bị ảnh hưởng.
– Giai đoạn 4
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan khác của cơ thể. Nếu chỉ có các cơ quan ở gần (gan hoặc phổi) bị ảnh hưởng, thì được gọi là giai đoạn 4A. Nếu tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan ở xa hơn thì được xếp vào giai đoạn 4B.
Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn tại Hà Nội đừng bỏ qua những điều này
Bệnh ung thư trực tràng có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, phương pháp điều trị…
Mức độ ung thư càng nặng, tiên lượng sống càng giảm, cơ hội chữa khỏi của bệnh nhân càng thấp. Thông thường, đối với những người bị ung thư giai đoạn 1, tỷ lệ sống thêm 5 năm là 90% và lần lượt giảm dần qua các giai đoạn. Cụ thể: giai đoạn 2 là 80-83%, giai đoạn 3 là 60% và giai đoạn 4% là 11%.
3.2 Ý nghĩa của phương pháp điều trị đối với khả năng chữa khỏi ung thư trực tràng
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng đối với bệnh ung thư nói chung và những người mắc bệnh ung thư trực tràng nói riêng. Xây dựng được phác đồ điều trị càng tối ưu thì khả năng khỏi bệnh của bệnh nhân càng cao.
Phương pháp điều trị ung thư trực tràng thường được lựa chọn dựa trên giai đoạn phát triển của bệnh, vị trí và kích thước khối u, tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh và các yếu tố nguy cơ.
Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bệnh nhân cần được thăm khám với bác sĩ và thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm, siêu âm, nội soi…để xác định tất cả những yếu tố trên, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị ung thư trực tràng chủ yếu là:
– Phẫu thuật
Phẫu thuật có vai trò chính trong điều trị triệt căn ung thư trực tràng và thường được sử dụng để điều trị ung thư giai đoạn đầu (từ 1 đến 3A). Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng phẫu thuật đơn thuần có tỉ lệ tái phát cao do vẫn có thể sót các tế bào vi di căn. Theo các nghiên cứu, tỉ lệ tái phát của ung thư trực tràng sau phẫu thuật truyền thống là khoảng 12 -32%. Hiện nay, với sự hỗ trợ của các kỹ thuật ngoại khoa hiện đại, tỉ lệ tái phát giảm rõ rệt.
– Xạ trị
Xạ trị thường được sử dụng hỗ trợ trước hoặc sau mổ nhằm giảm khả năng tái phát của ung thư trực tràng, đặc biệt là tại vùng chậu.
Theo hướng dẫn thực hành của hội ung thư châu Âu năm 2013, bệnh nhân ung thư trực tràng ở giai đoạn tiến triển có thể được chỉ định xạ trị ngắn ngày trước mổ để tăng hiệu quả phẫu thuật.
– Hóa trị
Các loại hóa chất giúp tiêu diệt các tế bào ung thư. Bất cứ giai đoạn nào của ung thư trực tràng đều có thể sử dụng hóa trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, kiểm soát vi di căn và điều trị di căn xa.
>>>>>Xem thêm: Các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư dạ dày
Dựa vào tình hình cụ thể của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
– Các phương pháp khác
Ngoài ra, hóa trị kết hợp xạ trị làm tăng nhạy cảm tế bào ung thư với tia xạ giúp nâng cao khả năng tiêu diệt các tế bào vi di căn còn lại sau phẫu thuật.
Theo hướng dẫn của Mạng lưới ung thư toàn diện Mỹ năm 2015, hóa – xạ đồng thời trước hoặc sau mổ được coi là điều trị chuẩn đối với bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 2 và 3.
Tùy từng trường hợp mà các phương pháp này được phối hợp để tạo ra hiệu quả điều trị rõ rệt nhất.
Như vậy, bệnh ung thư trực tràng có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh và phác đồ điều trị cụ thể. Khi phát hiện bị ung thư trực tràng, người bệnh cần được điều trị sớ
m và đúng hướng để cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.