Vảy nến là một bệnh ngoài da thường gặp do yếu tố di truyền, rối loạn hệ miễn dịch, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, nhiễm khuẩn. Bệnh vảy nến tuy lành tính nhưng lại gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh có cảm giác khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu thêm về bệnh vảy nến và cách điều trị hiệu quả.
Bạn đang đọc: Bệnh vảy nến và cách điều trị hiệu quả nhanh chóng
1. Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến thường biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ có giới hạn rõ và có nhiều vảy trắng xếp chồng lên nhau như sáp, rất dễ bong tróc. Đặc trưng của bệnh vảy nến là ngứa, không có cảm giác đau. Bệnh thường gặp nhiều ở những vùng tì đè như khửu tay, đầu gối, vùng xương cụt, móng tay…
Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng, gây sưng đau và biến dạng các khớp, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng, gây sưng đau và biến dạng các khớp, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.
2. Cách điều trị bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến và cách điều trị như thế nào luôn là quan tâm của nhiều người. Hiện nay, có nhiều cách điều trị bệnh vảy nến khác nhau.Theo đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi và phương pháp quang hóa trị liệu để chữa trị. Việc sử dụng phương pháp điều trị cần theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là khi dùng thuốc.
Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng có lây không?
Hiện nay, có nhiều cách điều trị bệnh vảy nến khác nhau.Theo đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi và phương pháp quang hóa trị liệu để chữa trị.
Thuốc bôi chữa bệnh vảy nến thường là những thuốc giúp lột sừng, tiêu sừng như axit salicylic, AHA, các dẫn xuất của retinoid…Thuốc bôi có chứa các chất corticoid giúp thuyên giảm nhanh triệu chứng ngứa, đỏ.
Thuốc uống là các thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Một số loại thuốc đặc trị được sử dụng cho các trường hợp nặng như: biến chứng khớp, vảy nến mủ, đỏ da toàn thân…
Quang hoá trị liệu: Cách điều trị bệnh vảy nến bằng quang hóa trị liệu được sử dụng cho bệnh nhân vảy nến kéo dài hoặc có mức độ tổn thương rộng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này.Theo các bác sĩ, những người nhạy cảm với ánh sáng, đục thuỷ tinh thể, suy gan thận…hoặc trẻ em dưới 12 tuổi đều không được chỉ định điều trị bệnh vảy nến bằng quang hóa trị liệu.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân bệnh chàm tổ đỉa chưa khỏi hoàn toàn
Bệnh viện Thu Cúc được biết đến là địa chỉ khám và điều trị uy tín các bệnh về da liễu
Để có phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả, nhanh chóng, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Da liễu để được khám chuyên khoa và điều trị đúng cách. Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể, mức độ xâm lấn của bệnh trên da, bác sĩ da liễu sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh vảy nến phù hợp.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.